Có thể thấy, chế độ ăn uống không khoa học thường là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Vậy người mắc bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.
Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số.
Ảnh minh họa: trĩ là bệnh gì?
Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân như bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là táo bón.
Do đó người mắc bệnh trĩ nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để hạn chế bệnh trở nên nặng hơn.
► Đọc thêm: Trĩ là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì?
Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh) vì nước có tác dụng làm mềm phân.
Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…
Nước trái cây cũng giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Nên uống ít nhất một ly nước trái cây mỗi ngày
Bên cạnh đó bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, rau củ quả tươi,…
Ảnh minh họa: Bị bệnh trĩ bên ăn gì, kiêng gì?
Người bệnh trĩ dễ bị thiếu máu do đại tiện ra máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), ...
Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.
Dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu oliu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.
Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn.
Các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế,... Người bệnh trị tuyệt đối không nên dùng. Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó, dẫn đến đau rát hậu môn, bệnh trĩ trở nặng hơn.
Ảnh minh họa: Bị bệnh trĩ không nên ăn gì?
Các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước uống có ga,.... Làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh trĩ cần đặc biệt tránh xa.
Ăn quá nhiều đường và tinh bột dễ tạo áp lực cho thành ruột. Dễ táo bón, ngứa hậu môn, bệnh trĩ càng nặng hơn.
Trong đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Có một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ. Thêm vào đó để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tốt nhất, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chất lượng, uy tín thăm khám và tìm ra hướng điều trị kịp thời.
► Đọc thêm: Hướng dẫn theo dõi sau thủ thuật thắt trĩ
Ảnh minh họa: Khám và điệu trị bệnh trĩ tại phòng khám đa khoa Hoàng Long
Phòng khám đa khoa Hoàng Long các Bác sĩ đã áp dụng công nghệ của Mỹ để thắt các búi trĩ nội độ I, độ II bằng nội soi ống mềm. Phương pháp điều trị này làm giảm các biến chứng của bệnh trĩ gây ra như chảy máu, đau do nghẹt búi trĩ. Sau thủ thuật phần lớn bệnh nhân được theo dõi tại nhà, rất ít trường hợp bệnh nhân cần nhập viện theo dõi trong vòng 24 giờ ; điều này bác sỹ thực hiện thủ thuật hoặc bác sỹ khám sẽ có chỉ định cụ thể.
Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đều là các chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trong cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,…
Ngoài việc xây dựng phác đồ điều trị bệnh, bác sĩ còn tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát.Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi thăm khám và điều trị tại đây.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong