Tổng quan
Bệnh celiac, đôi khi được gọi là bệnh không dung nạp gluten hoặc bệnh lý nhạy cảm với gluten, là một phản ứng miễn dịch xuất hiện khi ăn gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
Nếu bị bệnh celiac, khi ăn gluten sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch ở ruột non. Theo thời gian, phản ứng này làm hỏng lớp niêm mạc ruột non và ngăn cản sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng (kém hấp thu). Tổn thương đường ruột gây ra tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, đầy hơi và thiếu máu, và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Celiac - bất dung nạp gluten
Ở trẻ em, kém hấp thu có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, bên cạnh đó gây ra các triệu chứng thường thấy ở người lớn.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh celiac - nhưng với hầu hết bệnh nhân, tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không có gluten có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và thúc đẩy quá trình chữa lành niêm mạc ruột.
Triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rất đa dạng, và khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Các dấu hiệu tiêu hóa ở người lớn bao gồm:
• Bệnh tiêu chảy
• Mệt mỏi
• Giảm cân
• Đầy hơi
• Đau bụng
• Buồn nôn và nôn
• Táo bón
Tuy nhiên, hơn một nửa số người trưởng thành mắc bệnh celiac có các dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến hệ thống tiêu hóa, bao gồm:
• Thiếu máu, thường là do thiếu sắt
• Loãng xương hoặc nhuyễn xương
• Ngứa, nổi mẩn đỏ da (viêm da herpetiformis)
• Loét miệng
• Nhức đầu và mệt mỏi
• Chấn thương hệ thần kinh, bao gồm tê và ngứa ran ở bàn chân và bàn tay, các vấn đề có thể xảy ra với sự cân bằng và suy giảm nhận thức
• Đau khớp
• Giảm chức năng của lá lách (hyposeplenism)
Trẻ em mắc bệnh celiac có nhiều khả năng mắc các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm:
• Buồn nôn và nôn
• Tiêu chảy mãn tính
• Chướng bụng
• Táo bón
• Đầy hơi
• Phân nhợt nhạt, có mùi hôi
Ảnh - Nội soi dạ dày thực quản giúp bác sĩ quan sát được ruột non.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị tiêu chảy hoặc khó chịu tiêu hóa kéo dài hơn 2 tuần. Hỏi bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng xanh xao, cáu kỉnh hoặc kém phát triển, bụng chướng và phân lớn, có mùi hôi khó chịu.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử chế độ ăn không gluten. Nếu dừng hoặc giảm lượng gluten trước khi làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh celiac có thể làm thay đổi kết quả.
Bệnh celiac có xu hướng di truyền. Nếu có người trong gia đình bị bệnh, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cần được xét nghiệm. Cũng nên tham vấn bác sĩ về xét nghiệm nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn có yếu tố nguy cơ mắc bệnh celiac, chẳng hạn như bệnh tiểu đường týp I.
Nguyên nhân
Cấu trúc gen của bạn kết hợp với việc ăn thực phẩm có gluten và các yếu tố khác có thể góp phần gây ra bệnh celiac, nhưng nguyên nhân chính xác chưa được xác định. Thực tế ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng đường tiêu hóa và vi khuẩn đường ruột cũng có thể đóng vai trò sinh bệnh. Đôi khi bệnh celiac có thể xuất hiện sau phẫu thuật, mang thai, sinh con, nhiễm virus hoặc căng thẳng nghiêm trọng.
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với gluten trong thực phẩm, phản ứng này sẽ phá huỷ các nhung mao và vi nhung mao ở ruột non. Vi nhung mao giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thức ăn. Nếu vi nhung mao bị tổn thương, cơ thể không thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng, bất kể bạn ăn bao nhiêu.
Ảnh minh họa: Nguyên nhân gây bệnh Celiac
Nguy cơ
Bệnh celiac có xu hướng phổ biến hơn ở những người có:
• Một thành viên gia đình bị bệnh celiac hoặc viêm da herpetiformis
• Bệnh tiểu đường týp I.
• Hội chứng Down hoặc hội chứng Turner
• Bệnh tuyến giáp tự miễn
• Viêm đại tràng vi mô(viêm đại tràng lympho hoặc collagenous)
• Bệnh Addison
Biến chứng
Nếu không được điều trị, bệnh celiac có thể gây ra có biến chứng sau:
• Suy dinh dưỡng: Điều này xảy ra nếu ruột non của bạn không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến thiếu máu và giảm cân. Ở trẻ em, suy dinh dưỡng có thể gây ra sự tăng trưởng chậm và tầm vóc thấp.
• Xương yếu: Giảm hấp thu canxi và vitamin D có thể dẫn đến làm mềm xương (nhuyễn xương hoặc còi xương) ở trẻ em và mất mật độ xương (loãng xương hoặc nhuyễn xương) ở người lớn.
• Vô sinh và sảy thai: Giảm hấp thu canxi và vitamin D có thể góp phần gây ra vấn đề sinh sản.
• Không dung nạp Lactose: Tổn thương ruột non có thể khiến bạn đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa có chứa lactose. Khi ruột đã lành, bạn có thể dung nạp lại các sản phẩm sữa.
• Ung thư: Những người mắc bệnh celiac không duy trì chế độ ăn không có gluten có nguy cơ mắc một số dạng ung thư, bao gồm u lympho ruột và ung thư ruột non.
• Vấn đề hệ thống thần kinh: Một số người mắc bệnh celiac có thể phát triển các vấn đề như co giật hoặc bệnh về dây thần kinh đến tay và chân (bệnh thần kinh ngoại biên).
Ảnh minh họa: Biến chứng của bệnh Celiac
Không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến:
• Trẻ sơ sinh kém phát triển
• Làm hỏng men răng
• Sút cân
• Thiếu máu
• Cáu gắt
• Tầm vóc thấp
• Dậy thì muộn
• Các triệu chứng thần kinh, bao gồm rối loạn thiếu tập trung / hiếu động thái quá (ADHD), mất khả năng học tập, đau đầu, thiếu phối hợp cơ và co giật.
• Viêm da herpetiformis: Không dung nạp gluten có thể gây ra bệnh ngứa da, phồng rộp. Phát ban thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, thân mình, da đầu và mông. Tình trạng này liên quan đến những biến đổi của niêm mạc ruột non giống hệt như bệnh celiac, nhưng tình trạng viêm da này có thể không gây ra các triệu chứng tiêu hóa.
Các bác sĩ điều trị viêm da herpetiformis bằng chế độ ăn không có gluten hoặc thuốc, hoặc cả hai, để kiểm soát phát ban.
Chẩn đoán
Nhiều bệnh nhân Celiac không nhận thức được tình trạng bệnh của bản thân. Có 2 loại xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh:
• Xét nghiệm miễn dịch: nhằm mục đích tìm kiếm kháng thể trong máu. Nồng độ một số protein nhất định tăng cao trong máu giúp xác định khẳng định phản ứng miễn dịch đối với gluten.
• Xét nghiệm gen: tìm kiếm kháng nguyên bạch cầu người (HLA – DQ2 và HLA – DQ8) có thể sử dụng để xác định bệnh celiac.
Cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh Celiac trước khi thử chế độ ăn không gluten. Nếu hạn chế lượng gluten có trong chế độ ăn hàng ngày trước khi thực hiện các xét nghiệm có thể làm kết quả xét nghiệm âm tính.
Nếu các xét nghiệm chỉ ra bạn mắc bệnh Celiac, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định một số phương pháp sau:
• Nội soi: Nội soi dạ dày thực quản giúp bác sĩ quan sát được ruột non cũng như lấy mẫu mô sinh thiết để xác định các tổn hại vi nhung mao trên mô bệnh học.
• Nội soi viên nang: Kỹ thuật này sử dụng một camera kết nối sóng nhằm mục đích chụp ảnh toàn bộ ruột non của bệnh nhân. Camera này nằm trong một viên nang nhỏ như viên thuốc, bệnh nhân sẽ nuốt vào bên trong ống tiêu hoá. Khi viên nang di chuyển đến các phần khác nhau của ống tiêu hoá, camera sẽ chụp hàng ngàn bức ảnh và chuyển tới đầu thu.
Nếu nghi ngờ bạn mắc viêm da herpetiformi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da nhỏ và soi trên kính hiển vi nhằm xác định tổn thương mô bệnh học (sinh thiết da).
Điều trị
Một chế độ ăn nghiêm ngặt không có gluten suốt đời là cách duy nhất để kiểm soát bênh Celiac. Bên cạnh lúa mỳ, các thực phầm chứa gluten cần tránh bao gồm:
• Lúa mạch
• Bột mỳ khô
• Lúa mỳ cứng
• Bột gạo
• Bột graham
• Mạch nha
• Lúa mạch đen
• Bột mỳ semolina
• Lúa mỳ
• Tiểu hắc mạch
Bác sĩ dinh dưỡng có thể giúp những bệnh nhân Celiac thiết lập một chế độ ăn không có Gluten. Thậm chí một lượng cực nhỏ Gluten trong chế độ ăn của bạn có thể gây hại cho đường tiêu hoá, kể cả khi chúng không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng gì.
Ảnh minh họa: Điều trị bệnh Celiac
Gluten có thể ẩn trong thức ăn, thuốc và các chế phẩm không phải đồ ăn, bao gồm:
• Thực phẩm chế biến từ tinh bột, đồ đóng hộp và chất bảo quản thực phẩm.
• Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
• Vitamin và các khoáng chất.
• Sản phẩm thảo dược
• Son môi
• Kem đánh răng
• Bánh quy xốp
• Phong bì và tem thư
• Đất nặn
Loại bỏ đồ ăn chứa gluten trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm dần tình trạng viêm bên trong ruột non, làm cho cơ thể khoẻ mạnh hơn. Trẻ em có khả năng chữa lành nhanh hơn ở người lớn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Nếu tình trạng thiếu máu và giảm hấp thu dinh dưỡng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên sử dụng các viên uống bổ sung các vitamin và khoáng chất bao gồm
• Đồng
• Folate
• Sắt
• Vitamin B12
• Vitamin D
• Vitamin K
• Kẽm
Vitamin và các khoáng chất thường được sử dụng dưới dạng viên uống. Nếu đường tiêu hoá bị tổn thương không thể hấp thu được các vitamin, bác sĩ sẽ cung cấp các loại chất này dưới dạng tiêm.
Theo dõi sau điều trị
Duy trì thói quan tái khám định kỳ để đảm bảo các triệu chứng của bệnh đã được kiểm soát sau khi áp dụng chế độ ăn không gluten. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ đáp ứng này bằng cách xét nghiệm máu.
Đối với hầu hết các bệnh nhân, một chế độ ăn không gluten có thể đảm bảo ruột non có thời gian lành trở lại. Với trẻ em, khoảng thời gian này thường từ 3 đến 6 tháng. Với người lớn, quá trình này thường mất vài năm.
Nếu các triệu chứng không đỡ hoặc các triệu chứng này tái phát, bạn cần được nội soi và sinh thiết niêm mạc ruột non nhằm xác định mức độ lành của ruột.
Các thuốc kiểm soát nhiễm trùng ruột non
Nếu niêm mạc ruột non bị tổn thương nghiêm trọng hoặc tình trạng bệnh celiac kéo dài dai dẳng, thông thường bác sĩ sẽ kê thêm thuốc steroid để kiểm soát nhiễm trùng. Steroid sẽ làm giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trong khi chờ đợi niêm mạc ruột non lành lại.
Các thuốc khác, ví dụ như Azathioprine (Azasan, Imuran) hoặc budesonide (Entocort EC, Uceris) cũng có thể được sử dụng.
Điều trị viêm da herpetiformis
Nếu bạn nổi ban ở da, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như Dapsone đường uống kết hợp với chế độ ăn không có gluten. Bạn cần thường xuyên xét nghiệm máu để kiểm tra các tác dụng phụ khi sử dụng Dapsone.
Bệnh Celiac mạn tính
Khi mắc bệnh Celiac mạn tính, niêm mạc ruột non không được chữa lành. Do đó tình trạng bệnh của bạn cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa. Bệnh Celiac mạn tính thường rất nghiêm trọng, và hiện nay chưa có thuốc chữa.
Thay đổi lối sống và thói quen hàng ngày
Tránh xa các thực phẩm đóng gói trừ khi chúng được dán nhãn “không chứa gluten” hoặc thành phần không có gluten, bao gồm các chất độn và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể chứa gluten. Bên cạnh các loại ngũ cốc, pasta và đồ nướng, những thực phẩm đóng hộp khác có thể chứa gluten bao gồm:
• Bia, rượu.
• Kẹo
• Mạch nha
• Giả thịt hoặc đồ biển
• Thịt hộp
• Gạo trộn
• Salad và rau trộn, bao gồm cả nước trộn.
• Snack theo mùa, ví dụ như bánh mỳ ngô hoặc khoai tây chiên.
• Seitan
• Thịt gia cầm bỏ lò.
• Súp.
Yến mạch nguyên cám thường không có hại với những người mắc bện Celiac. Tuy nhiên yến mạch thường bị lẫn với lúa mỳ trong quá trình trồng và chăm bón. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm chứa yến mạch.
Các loại thức ăn có thể sử dụng
Có rất nhiều loại thức ăn có thể sử dụng trong chế độ ăn không gluten, bao gồm:
• Trứng.
• Cá, thịt, gia cầm tươi không tẩm bột chiên rán.
• Hoa quả
• Đậu lăng
• Các sản phẩm làm từ bơ sữa.
• Quả hạch
• Khoai tây
• Các loại rau
• Rươụ vang, các loại nước chưng cất, rượu táo và rượu mạnh.
Các loại hạt và tinh bột được sử dụng trong chế độ ăn không gluten bao gồm:
• Rau dền
• Kiều mạch
• Ngô
• Bột ngô
• Bột không chứa gluten (gạo, đậu nành, ngô, khoai tây, đậu đỗ)
• Bánh mỳ ngô nguyên cám.
• Hạt diêm mạch
• Gạo
• Sắn
Ảnh minh họa: Lưu ý cho trẻ bị rối loạn chuyển hóa đường Galactose
Chăm sóc bệnh nhân Celiac tại PKĐK Hoàng Long
• Hệ thống máy nội soi cao cấp, có khả năng phóng đại gấp 300 lần cho hình ảnh sắc nét, chức năng nhuộm màu ảo hiện đại giúp bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác barret thực quản cũng như phát hiện được những tổn thương dù là nhỏ nhất và tầm soát được nguy cơ ung thư thực quản từ giai đoạn đầu.
• Đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao: GS.TS Đào Văn Long; PGS.TS Nguyễn Duy Thắng; BS CKII Phạm Thị Lan Hương;…
• Chi phí khám và điều trị hợp lý, dịch vụ khám chữ bệnh chất lượng cao;
• Trang bị nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực thăm dò chức năng đường tiêu hóa trên nhằm chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa, trong đó có Celiac.
• Điều trị bệnh Celiac theo phác đồ phù hợp với từng người bệnh. Thuốc kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát bệnh theo hướng tích cực.
Để đặt lịch khám tại PKĐK Hoàng Long, Quý khách vui lòng liên hệ
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 19008904| 024 628 11 331
- Nhắn tin Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong