NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B?

 

1. Viêm gan B cấp tính và mãn tính
- Viêm gan B, do virus HBV gây ra, là bệnh nhiễm trùng gan nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng và các biến chứng nguy hiểm. Viêm gan B gồm hai loại: cấp tính và mãn tính.

+ Nhiễm viêm gan B cấp tính kéo dài dưới sáu tháng: Hệ thống miễn dịch có khả năng có thể loại bỏ virus viêm gan B cấp tính khỏi cơ thể, sau đó cơ thể sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng một vài tháng. Hầu hết những người trưởng thành thường bị viêm gan B cấp tính, tuy nhiên đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng mãn tính.

+ Nhiễm viêm gan B mãn tính kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn: Virus tồn tại bởi vì hệ thống miễn dịch của bạn không thể chống lại chúng. Nhiễm viêm gan B mãn tính có thể kéo dài suốt đời, dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan.

+ Khi mắc viêm gan B ở tuổi càng trẻ  - đặc biệt là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 5 tuổi - nguy cơ bệnh trở thành mãn tính càng cao. Viêm gan B mạn tính có thể không phát hiện được trong nhiều thập kỷ cho đến khi xuất hiện bệnh lý gan nghiêm trọng.

 

Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin viêm gan B?

 

2. Cách phòng ngừa mắc bệnh viêm gan B
- Tìm hiểu về viêm gan B và có biện pháp chủ động phòng ngừa.
- Quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung các dụng cụ chăm sóc cá nhân, không dùng chung kim tiêm và ống tiêm..
- Luôn kết nối với bạn bè và gia đình: Bạn không thể lây bệnh viêm gan B thông qua tiếp xúc thông thường, vì vậy đừng tự cắt đứt với những người có thể hỗ trợ.
- Chăm sóc bản thân: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.
- Chăm sóc gan của bạn: Không uống rượu hoặc dùng thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Được xét nghiệm viêm gan A, B và C. Tiêm vắc-xin viêm gan A, B nếu cần thiết.

 

3. Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Nếu bạn tiếp xúc với người bị viêm gan B, hoặc có dấu hiệu hay triệu chứng của viêm gan B, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Điều trị phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nếu được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi phơi nhiễm.

 

4. Cần làm gì để tránh lây nhiễm viêm gan B?
- Một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro nhiễm HBV:
a) Biết tình trạng HBV của bạn tình: Không nên quan hệ tình dục không được bảo vệ trừ khi chắc chắn rằng bạn tình của mình không bị nhiễm HBV hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác.

b) Sử dụng bao cao su: Sử dụng mỗi khi quan hệ tình dục nếu không biết tình trạng sức khỏe của bạn tình. Hãy nhớ rằng mặc dù bao cao su có thể làm giảm nguy cơ mắc HBV, nhưng chúng không đảm bảo loại trừ hoàn toàn nguy cơ. 

c) Không sử dụng chất gây nghiện: Dừng sử dụng các chất gây nghiện. Nếu không, hãy sử dụng kim tiêm vô trùng, không dùng chung kim tiêm với người khác.

d) Thận trọng khi xỏ lỗ hoặc xăm: Nếu muốn xỏ khuyên hay xăm hình thì hãy tìm một cửa hàng uy tín, hỏi về cách làm sạch thiết bị và chắc chắn rằng kim đã được vô trùng. Nếu không được trả lời đầy đủ thì hãy tìm một cửa hàng khác.

e) Tham khảo tiêm vắc-xin viêm gan B trước khi bạn đi du lịch: Nếu chuẩn bị đi du lịch đến một khu vực phổ biến về bệnh viêm gan B, hãy hỏi bác sĩ về vắc-xin viêm gan B trước. Vắc xin viêm gan B bao gồm ba mũi tiêm trong khoảng thời gian sáu tháng.


5. Đối tượng cần tiêm vắc xin viêm gan B
- Vắc-xin có thể ngăn ngừa viêm gan B, nhưng hiện nay chưa có cách chữa trị nếu mắc bệnh. Nếu bị nhiễm bệnh, thì cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định giúp ngăn ngừa lây lan vi-rút sang người khác. Vắc-xin viêm gan B được khuyến nghị cho:

+ Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng khi sinh.
+ Những người làm việc trong môi trường có người khuyết tật.
+ Những người sống chung với người bị viêm gan B.
+ Những người làm việc tiếp xúc với máu.
+ Người bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục trong đó có cả HIV.
+ Quan hệ tình dục đồng tính nam, tập thể, người mắc viêm gan B,..
+ Những người tiêm chích ma túy hoặc dùng chung kim tiêm, ống tiêm.
+ Người mắc bệnh gan mãn tính, bệnh thận giai đoạn cuối.
+ Người có kế hoạch đi đến một khu vực trên thế giới có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao.

 

6. Thăm khám, chẩn đoán viêm gan B ở đâu?
- Phòng khám Đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế hàng đầu về lĩnh vực tiêu hóa, gan mật được hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn, gửi gắm sức khỏe của mình. Tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đã được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện hiện nay để có thể xét nghiệm các bệnh lý về gan nói chung cũng như bệnh Viêm gan B nói riêng, cho kết quả nhanh và chính xác. 

- Bên cạnh đó, đội ngũ Y Bác sĩ tại Phòng khám đều là những chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,… trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ xây dựng những phác đồ điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất đối với từng đối tượng người bệnh.

===============
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG LONG
📱 Zalo: 0986954448
📞 19008904 - 024 3202 2331 - 024 6281 1331 - 024 6281 1337
🗓 Thời gian làm việc:7h00 - 17h | Thứ 2 - Thứ 7
🏥 Cơ sở 1: Tầng 10, Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
🏥 Cơ sở 2: Tầng 18, Tòa tháp Coninco, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
🌐 Website: www.hoanglongclinic.vn


Đăng ký khám