VIÊM GAN B LÀ GÌ? BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA VIÊM GAN B

 

1. Viêm gan B là gì?
- Viêm gan B do vi rút viêm gan B (viết tắt là HBV) gây ra. Sau khi vào cơ thể, vi rút có thời gian ủ bệnh từ 3-6 tháng tùy từng người sau đó gây nên viêm gan B cấp tính. Nếu sau khoảng thời gian 6 tháng, cơ thể người bệnh không tự miễn dịch được với vi rút thì sẽ chuyển sang Viêm gan B mãn tính và nhiễm vi rút HBV suốt đời.

 

Viêm gan B là gì? Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B

 

2. Triệu chứng của viêm gan B
- Viêm gan B giai đoạn đầu thường không có những triệu chứng rõ rệt. Đặc biệt là viêm gan B ở dạng ngủ hoặc thể ngủ yên thì không có biểu hiện viêm gan B gì bất thường. Chỉ khi làm các xét nghiệm thì mới có thể phát hiện ra. Ở giai đoạn nặng hơn, viêm gan B mới biểu hiện ra bên ngoài và có những biểu hiện rõ rệt như:


a) Mệt mỏi, chán ăn: Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do,..


b) Sốt: Do vi rút tấn công làm tổn thương gan, gan không thải hết được chất độc và chất độc dồn vào máu khiến cơ thể bị sốt.


c) Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, buồn nôn, táo bón,..


d) Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu: Triệu chứng xuất hiện ở giai đọa nặng, cần phải đi thăm khám kịp thời để được điều trị.

 

3. Nguyên nhân dẫn đến viêm gan B
- Viêm gan B là do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Vi rút này được truyền từ người sang người qua máu, qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc các chất dịch cơ thể khác. Nó không lây lan bằng cách hắt hơi hoặc ho.

- Những cách phổ biến mà HBV có thể lây lan bao gồm:


a) Quan hệ tình dục: Bạn có thể bị viêm gan B nếu có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh. Vi-rút có thể truyền sang bạn nếu máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể bạn.

 

b) Dùng chung kim tiêm: HBV dễ dàng lây lan qua kim và ống tiêm bị nhiễm máu. Dùng chung dụng cụ tiêm truyền tĩnh mạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B. 

 

c) Tiếp xúc với bơm kim tiêm dính máu: Viêm gan B là mối lo ngại cho nhân viên chăm sóc sức khỏe và bất kỳ ai khác tiếp xúc với máu người.


d) Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV có thể truyền vi rút cho em bé trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh có thể được tiêm phòng để tránh bị nhiễm bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về xét nghiệm viêm gan B nếu bạn đang mang thai hoặc muốn mang thai.


4. Các yếu tố nguy cơ nhiễm viêm gan B
- Viêm gan B lây lan khi tiếp xúc với máu, quan hệ tình dục hoặc các chất dịch cơ thể khác từ người bị nhiễm bệnh. Nguy cơ nhiễm viêm gan B tăng lên nếu:
+ Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình hoặc với người bị nhiễm HBV.
+ Dùng chung kim tiêm trong khi sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch. 
+ Quan hệ đồng tính nam.
+ Sống với người bị nhiễm HBV mạn tính.
+ Đứa trẻ sinh ra từ một người mẹ bị nhiễm bệnh.
+ Làm việc tiếp xúc trực tiếp với máu.
+ Du lịch đến các khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao (Châu Á, Quần đảo Thái Bình Dương, Châu Phi và Đông Âu).

 

5. Biến chứng của viêm gan B
- Sau thời gian ủ bệnh, vi rút viêm gan B bắt đầu hoạt động tấn công tế bào gan của người bệnh gây nên các rối loạn chức năng gan. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

 

a) Suy giảm chức năng gan: Khi vi rút viêm gan B tấn công các tế bào gan sẽ làm hoạt động trong tế bào gan bị phá hủy. Điều này dẫn đến các chức năng lọc máu, thải độc, chuyển hóa các chất,… của gan bị suy giảm nghiêm trọng.

 

b) Gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ: Hoạt động phân giải Triglyceride ở gan bị suy giảm, khiến cho chất béo không được chuyển hóa mà tích tụ lại gây gan nhiễm mỡ.

 

c) Gây nên xơ gan: Vi rút tấn công trực tiếp lên các tế bào gây nên tổn thương lớn cho mô gan. Các mô gan bị tổn thương dẫn sẽ bị thay thế bởi các mô sợi và mô sẹo. Các mô sợi và mô sẹo nhanh chóng lan rộng gây nên tình trạng xơ gan. 

 

d) Ung thư gan: Vi-rút viêm gan B làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến viêm gan cho đến xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan. Người bị Viêm gan B ở giai đoạn mạn tính tồn tại nguy cơ ung thư gan cao hơn người bình thường ít nhất 20 lần.

 

6. Cách chẩn đoán viêm gan B
- Bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương gan, chẳng hạn như vàng da hoặc đau bụng. Các xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán viêm gan B hoặc các biến chứng của nó là:


a) Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể phát hiện các dấu ấn của vi rút viêm gan B trong cơ thể và cho biết đó là cấp tính hay mãn tính. Xét nghiệm máu cũng có thể xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với bệnh. 


b) Siêu âm nội soi gan: Đánh giá tình trạng nhu mô gan.


c) Chẩn đoán hình ảnh tích hợp trí tuệ nhân tạo AI (MRI, CT, siêu âm): Xác định nguyên nhân, phương pháp điều trị phù hợp.


d) Sinh thiết gan: Sử dụng một mẫu mô gan nhỏ để xét nghiệm (sinh thiết gan) kiểm tra tổn thương gan. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng xuyên qua da vào gan để bấm lấy một mẫu mô, sau đó đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm.

 

7. Phương pháp điều trị viêm gan B
- Nếu bạn đã tiếp xúc với vi-rút viêm gan B và không chắc chắn rằng mình đã được tiêm vắc-xin hay chưa, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Tiêm immunoglobulin (một loại kháng thể) được tiêm trong vòng 12 giờ sau khi nhiễm vi rút có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị viêm gan B. Phương pháp pháp điều trị chỉ có tác dụng bảo vệ ngắn hạn, sau đó bạn nên tiêm vắc-xin viêm gan B ngay nếu chưa từng được tiêm. 

 

- Điều trị nhiễm trùng viêm gan B cấp tính: Nếu bác sĩ xác định nhiễm trùng viêm gan B là cấp tính (nghĩa là vi rút tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ tự khỏi) thì có thể không cần điều trị. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên nên nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và uống nhiều nước giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Trong trường hợp nghiêm trọng, sử dụng thuốc kháng vi-rút hoặc nằm viện là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng.

 

- Điều trị nhiễm viêm gan B mãn tính: Hầu hết những người được chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B mãn tính cần điều trị trong suốt quãng đời còn lại. Điều trị giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ngăn bạn truyền bệnh cho người khác. Điều trị viêm gan B mãn tính có thể bao gồm:

 

+ Thuốc kháng vi-rút: Một số loại thuốc chống vi-rút bao gồm entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread), lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera) và telbivudine (Tyzeka) - có thể giúp chống lại vi-rút và làm chậm khả năng gây hại cho gan của bạn. Những loại thuốc này được sử dụng bằng đường uống, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc có thể phù hợp với tình trạng của bản thân.

 

+ Tiêm interferon: Interferon alfa-2b (Intron A) là chất nhân tạo của một chất được cơ thể sản xuất để chống nhiễm trùng. Được sử dụng chủ yếu cho những người trẻ tuổi mắc bệnh viêm gan B muốn tránh điều trị lâu dài hoặc những phụ nữ muốn mang thai trong vòng vài năm, sau khi hoàn thành liệu trình trị liệu hữu hạn. Interferon không nên được sử dụng trong khi mang thai. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nôn, khó thở và trầm cảm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.

 

+ Ghép gan: Nếu gan của bạn đã bị tổn thương nghiêm trọng, ghép gan có thể là một lựa chọn. Trong quá trình ghép gan, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ gan bị tổn thương của bạn và thay thế nó bằng một lá gan khỏe mạnh. Hầu hết gan được ghép đến từ các người hiến tạng đã qua đời, một số lượng nhỏ đến từ các người hiến còn sống hiến một phần gan của họ.

 

>>> Phòng khám Đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế hàng đầu về lĩnh vực tiêu hóa, gan mật được hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn, gửi gắm sức khỏe của mình. Tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long trang bị đầy đủ hệ thống nội soi, chẩn đoán hình ảnh tích hợp AI (Chụp MRI, CT, Xquang, Siêu âm) để có thể xét nghiệm các bệnh lý về gan nói chung cũng như bệnh Viêm gan B nói riêng, cho kết quả nhanh và chính xác nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ Y Bác sĩ tại Phòng khám đều là những chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học y,…trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ xây dựng những phác đồ điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất đối với từng đối tượng người bệnh.

 

===============
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG LONG
📱 Zalo: 0986954448
📞 19008904 - 024 3202 2331 - 024 6281 1331 - 024 6281 1337
🗓 Thời gian làm việc:7h00 - 17h | Thứ 2 - Thứ 7
🏥 Cơ sở 1: Tầng 10, Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
🏥 Cơ sở 2: Tầng 18, Tòa tháp Coninco, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
🌐 Website: www.hoanglongclinic.vn

 


Đăng ký khám