Ngày 8/12, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật phối hợp cùng Phòng khám đa khoa Hoàng Long tổ chức hội nghị khoa học “CẬP NHẬT CÁC TIẾN BỘ MỚI TRONG QUẢN LÝ BỆNH TIÊU HÓA VÀ GAN MẬT". Hội nghị đã thu hút nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật, các bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện trong và ngoài nước tham dự.
1. Nhiều bệnh lý tiêu hóa, gan mật gia tăng tỷ lệ mắc
Các chuyên gia cho biết, nhiều bệnh lý tiêu hóa và gan mật như viêm loét dạ dày, viêm gan B, viêm ruột mạn tính… gia tăng tỷ lệ mắc đáng báo động, đặt ra những thách thức lớn trong việc quản lý và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.
Ngày 8/12, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật phối hợp cùng Phòng khám đa khoa Hoàng Long tổ chức hội nghị khoa học “CẬP NHẬT CÁC TIẾN BỘ MỚI TRONG QUẢN LÝ BỆNH TIÊU HÓA VÀ GAN MẬT". Hội nghị đã thu hút nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật, các bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện trong và ngoài nước tham dự.
Theo các chuyên gia, nhiều bệnh lý tiêu hóa và gan mật gia tăng tỷ lệ mắc đáng báo động, đặt ra những thách thức lớn trong việc quản lý và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.
GS Đào Văn Long lên phát biểu khai mạc hội nghị
GS.TS Đào Văn Long, Chủ tịch hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu Hóa, Gan mật cho biết, bệnh lý đường tiêu hóa luôn là một trong những nhóm bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và có xu hướng gia tăng đáng kể. Theo thống kê, khoảng 15-20% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm loét dạ dày, với các triệu chứng điển hình như đau bụng, buồn nôn và đầy bụng. Tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ước tính khoảng 10-15%. Bên cạnh đó, tỉ lệ bệnh nhân trào ngược kháng trị hoặc có hội chứng chồng lắp ngày càng tăng đặt ra thách thức trong quản lý điều trị.
PGS Đào Việt Hằng báo cáo trong hội nghị
PGS.TS.BS. Đào Việt Hằng - Giám đốc Trung tâm nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, nước ta cũng có tỷ lệ mắc viêm gan virus cao, đặc biệt là viêm gan B. Ung thư gan đứng thứ 2 trên thế giới và là bệnh lý ác tính hàng đầu ở nước ta về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong. Đáng nói là tần suất mắc gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa (béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường…) cũng đang gia tăng đáng kể, không thua kém các nước phát triển như Mỹ, châu Âu. Trong khi đó, đặc trưng bệnh lý này có thể đưa đến ung thư nhanh chóng.
"Hiện nay chưa có thuốc nào chứng minh ưu việt trong kiểm soát bệnh lý gan nhiễm mỡ này. Điều quan trọng nhất với nhóm bệnh nhân này vẫn cần phải tập trung vào việc chẩn đoán, đánh giá giai đoạn mắc sớm. Người bệnh cần quản lý tốt các rối loạn chuyển hóa nền đối với nhóm bệnh nhân này, kiểm soát cân nặng; đồng thời chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện như hạn chế sử dụng bia rượu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào…" – PGS.TS Hằng nhấn mạnh.
PGS.TS.BS. Alex Leow lên báo cáo hội nghị
Một nhóm bệnh lý khác cũng ngày càng được quan tâm đó là viêm ruột mạn tính (IBD) do tính chất phức tạp trong chẩn đoán và điều trị với sự ra đời của một loạt các thuốc sinh học. PGS.TS.BS. Alex Leow - Bệnh viện Pantai, Kuala Lumpur chia sẻ, tỉ lệ mắc IBD ở hầu hết các quốc gia Châu Á tăng gấp từ 2-3 lần, con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Bệnh làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, gây đau đớn kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, ung thư ruột kết, tắc ruột…
Các chuyên gia trong và ngoài nước đã tập trung vào nhiều vấn đề thời sự trong lĩnh vực tiêu hóa và gan mật, chuyển đổi số trong y tế, trí tuệ nhân tạo, sử dụng App trong lĩnh vực tiêu hóa… trong các báo cáo như: Ứng dụng Al trong nội soi tiêu hoá; Tiếp cận quản lý IBD (viêm ruột mãn tính) tại Châu Á; Vai trò của hệ Microbiome và ứng dụng trong thực hành lâm sàng bệnh lý tiêu hoá; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phần mềm điện thoại thông minh trong quản lý bệnh gan trên thế giới và tại Việt Nam …
2. Đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa
TS Nguyễn Ngô Quang lên phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), việc gần 1/10 dân số mắc bệnh đường tiêu hóa là một vấn đề lớn với hệ thống y tế. Vì thế, phát triển khoa học kỹ thuật trong tư vấn, chẩn đoán sớm, phát hiện sớm, điều trị sớm, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới là một trong những định hướng phát triển chung của khoa học. Nếu không đây sẽ là gánh nặng rất lớn với hệ thống y tế.
GS.TS Đào Văn Long, Chủ tịch hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu Hóa, Gan mật nhấn mạnh, vấn đề các bệnh lý tiêu hóa, gan mật hiện đa phần phát hiện ở giai đoạn muộn, tiên lượng không tốt.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi không chỉ phù hợp với xu thế chuyển đổi số, sử dụng công nghệ y tế 4.0 hiện nay mà còn là hướng đi cần thiết bởi những lợi ích to lớn như góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện, tránh bỏ sót tổn thương cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực y tế còn đang thiếu hụt. Một loạt các tiến bộ mới về công nghệ nội soi, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới khả thi và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.
Chia sẻ về những hiệu quả mà AI đã mang lại, đặc biệt là ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, PGS.TS.BS. Đào Việt Hằng cho biết: "Có thể coi giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) như người bạn đồng hành, ‘con mắt thứ 2’ với các bác sĩ. AI tiên tiến trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, giúp rút ngắn thời gian phát hiện các tổn thương từ 5 – 7 phút xuống còn mấy giây, giảm thiểu nguy cơ bỏ sót tổn thương và có thể hỗ trợ phát hiện một số loại tổn thương đường tiêu hóa khác nhau. Việt Nam cũng đã có sản phẩm AI trong nội soi tiêu hóa đầu tiên là DrAid EndoAI với cơ sở dữ liệu được xây dựng trên nền tảng dữ liệu lớn, bao gồm gần 500.000 hình ảnh nội soi thực tế đường tiêu hóa trên và nội soi đường tiêu hóa dưới. Giải pháp có khả năng phát hiện và cảnh báo nhiều loại tổn thương tiêu hóa chỉ trên một nền tảng duy nhất. Đồng thời còn tự động tạo báo cáo cụ thể sau khi nội soi xong, giảm thiểu tối đa nguy cơ bỏ sót tổn thương của đường tiêu hóa. Nhờ đó bệnh nhân sẽ được phát hiện bệnh sớm và có cơ hội điều trị hiệu quả hơn".
Ứng dụng HBVCare của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
Tại hội nghị này, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật cũng đã giới thiệu ứng dụng App HBVCare nhằm giúp cho người bệnh viêm gan B quản lý bệnh. Công cụ giúp người bệnh tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và tiếp cận những thông tin tin cậy về viêm gan B và giúp cải thiện mối liên kết người bệnh – cơ sở y tế và tuân thủ điều trị.
(Theo Gia đình và Xã hội)
===============
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG LONG
Zalo: 0986954448
19008904 - 024 3202 2331 - 024 6281 1331 - 024 6281 1337
Thời gian làm việc:7h00 - 17h | Thứ 2 - Thứ 7
Cơ sở 1: Tầng 10, Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 18, Tòa tháp Coninco, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Website: www.hoanglongclinic.vn