Bệnh viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột trong niêm mạc dạ dày. Đây là căn bệnh có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng gây đau đớn và có thể biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
Ảnh minh họa: Viêm loét dạ dày cấp tính và những dấu hiệu cần chú ý
Viêm loét dạ dày cấp có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng, biểu hiện sau:
Đau bụng dữ dội vùng thượng vị là biểu hiện đầu tiên của cơn đau dạ dày cấp, kèm theo nóng rát, cồn cào. Đau thượng vị thường xuất hiện sau khi ăn do khi niêm mạc dạ dày đang bị viêm sung huyết, thức ăn vào sẽ tác động đến niêm mạc gây đau dữ dội.
Một số người bệnh bị đau dạ dày cấp vùng thượng vị sau khi ăn khoảng 2 - 3 tiếng hoặc ăn khi đang đói, có khi cơn đau hành hạ lúc nửa đêm, gần sáng gây mất ngủ, mệt mỏi.
Một số trường hợp bệnh nhân không đau dữ dội mà bị đau âm ỉ, cảm giác rát bỏng, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lan ra sau lưng...
Người bệnh có thể buồn nôn và nôn nhiều, nôn ngay sau khi ăn xong, nôn hết thức ăn.
Nếu đã nôn hết thức ăn, cơn đau bụng sẽ giảm, nhưng một lúc sau cơn đau lại xuất hiện trở lại. Nếu nôn quá nhiều mà không can thiệp sẽ làm cho người bệnh mất nước và chất điện giải, hốc hác, nhợt nhạt, mệt mỏi và gây sút.
Ngoài ra, nôn có thể kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng, đi lỏng, sinh hơi nhiều (trung tiện nhiều) và chán ăn.
Xuất huyết dạ dày là tình trạng rất dễ xảy ra khi bệnh đau dạ dày cấp không được xử lý kịp thời đồng thời có những biểu hiện như người bệnh nôn ra máu tươi, đau bụng dữ dội, thức ăn không thể dung nạp vào dạ dày,... Những dấu hiệu này là tiếng chuông cảnh báo tình trạng sức khỏe của người bệnh đang bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
► Đọc thêm: Dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày cấp
Ảnh minh họa: Triệu chứng của viêm loét dạ dày cấp tính
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp
• Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori): Vi khuẩn HP sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Chúng có cơ chế tiết Enzym Urease đặc biệt giúp thích nghi với môi trường acid của dạ dày. Sự phát triển và hoạt động của chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm - loét dạ dày.
• Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau: Đặc biệt là các thuốc kháng viêm không steroid khi sử dụng thường xuyên hoặc quá liều có thể gây ra viêm dạ dày cả cấp lẫn mạn tính.
• Rượu bia, thuốc lá: Rượu, bia và thuốc lá có thể gây kích thích và làm tiêu mòn niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày dễ bị hư hại hơn bởi các dịch tiêu hóa.
• Căng thẳng (stress): Theo một khảo sát, khi một người thường xuyên bị căng thẳng, dạ dày thường hoạt động mạnh hơn, chất dịch trong dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho phần niêm mạc dạ dày dần bị bào mòn dẫn tới tính trạng viêm loét dạ dày.
• Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn quá chua hoặc quá cay cùng với chế độ sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày.
• Viêm dạ dày tự miễn: Do chính cơ thể bạn tấn công vào các tế bào của niêm mạc dạ dày, làm hư hại lớp chất nhầy bảo vệ cho dạ dày bạn. Viêm dạ dày tự miễn hay gặp hơn ở những người bị các bệnh tự miễn khác, kể cả bệnh Hashimoto (là một bệnh tự miễn của tuyến giáp) và bệnh đái tháo đường type 1.
Ảnh minh họa: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Làm gì để phòng ngừa viêm loét dạ dày cấp?
Để phòng ngừa viêm loét dạ dày cấp, việc cần thiết là tránh xa các nguyên nhân gây ra bệnh. Một số biện pháp có thể kể đến như:
• Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Nên ăn đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, không quá chua, cay, hạn chế rượu bia và các thức uống kích thích.
• Ngủ nghỉ đủ giấc: Không nên thức quá khuya sau 23 giờ, dậy quá sớm, đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày là 7 – 8 tiếng.
• Giảm Stress: Cân bằng cuộc sống và công việc, tránh stress không cần thiết.
• Phòng ngừa và điều trị vi khuẩn HP nếu đã nhiễm: Nếu gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP, cần lưu ý vệ sinh bát đũa, sát trùng dụng cụ ăn uống bằng nước sôi để tránh lây nhiễm. Nếu người bệnh đã được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị tích cực theo liệu trình, tránh bệnh nặng và biến chứng.
• Hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau: Chỉ dùng các loại thuốc điều trị này khi có sự cho phép của bác sỹ điều trị, sử dụng với liệu lượng thích hợp, ưu tiên chọn loại thuốc ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Khi gặp những triệu chứng của cơn đau dạ dày cấp, người bệnh nên sớm tới cơ sở y tế để chẩn đoán tìm chính xác nguyên nhân và điều trị. Nếu để kéo dài, viêm loét dạ dày cấp có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính, chảy máu, thủng dạ dày...
► Đọc thêm: Nội soi dạ dày có phát hiện được viêm loét dạ dày không?
Phòng khám đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế uy tín được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.
Phòng khám đã trang bị hệ thống nội soi hiện đại ở cả 2 cơ sở như hệ thống nội soi dây Laser, dây Fujifilm 7000,… hiện đại nhất hiện nay với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa, cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu về tiêu hóa của bệnh nhân một cách tốt nhất.
Ảnh: Khám tiêu hóa tại phòng khám đa khoa Hoàng Long hạn chế các biến chứng viêm loét dạ dày
Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y, bệnh viện E,… sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong