Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý vô cùng phổ biến tại Việt Nam, gây nên rất nhiều khó chịu cho người mắc bệnh. Một trong số đó là hôi miệng. Vậy vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây hôi miệng? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược từng dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những những biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản,...
Ảnh minh họa: Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bên cạnh các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, nóng dạ dày, ho, khàn giọng thì hôi miệng cũng là một triệu chứng khá thường gặp. Hôi miệng từ dạ dày làm hơi thở luôn có mùi khó chịu, làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Vì sao trào ngược dạ dày lại gây hôi miệng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Lý giải cho điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, do cơ quan tiêu hóa thức ăn, dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến người bệnh bị hôi miệng.
Ảnh minh họa: Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Ngoài ra, khi bệnh để lâu ngày, người bệnh có thể bị viêm loét họng, thực quản. Tại những vị trí viêm loét này sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn có mùi. Những điều này sẽ gây nên mùi hôi miệng đối với người bị trào ngược dạ dày.
► Đọc thêm: Cách nhận biết dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Các nghiên cứu đã chỉ ra, có 2 nguyên nhân trực tiếp gây trào ngược dạ dày thực quản: những bất thường về thực quản và vấn đề về dạ dày.
• Do sự bất thường ở cơ thắt thực quản dưới
Khi nuốt thức ăn, bình thường cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra cho phép thức ăn, đồ uống đi từ thực quản xuống dạ dày, sau đó đóng lại. Tuy nhiên, khi cơ thắt thực quản dưới bị yếu hoặc đóng mở bất thường thì sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
• Do sự bất thường ở cơ hoành
Như chúng ta đã biết, phần ổ bụng và phần ngực được ngăn cách bởi hệ thống cơ hoành. Loại cơ này được ví như cánh cổng thành vùng bụng. Khi cánh cổng này khẽ khép lại sẽ tạo động lực cho cơ thắt thực quản dưới. Trong trường hợp cơ hoành bị thoát vị khiến cơ hoành và cơ thắt thực quản dưới không ở cùng một vị trí, không có sự thống nhất trong hoạt động gây ra hiện tượng trào ngược axit dạ dày.
► Đọc thêm: Ăn gì và kiêng gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?
• Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày : Viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị… làm cho các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.
• Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: Khi ho, hắt hơi hoặc gắng sức cũng có thể là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Ảnh minh họa: Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh hai nguyên nhân chính đến từ thực quản và dạ dày, còn có một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày như:
• Thừa cân: Cân năng là một trong yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng, cơ thắt thực quản cụ thể là tạo áp lực lớn lên các bộ phận này. Do đó, người thừa cân dễ bị trào ngược dạ dày thực quản hơn người bình thường.
• Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Người có thói quen sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, ăn quá no, ăn chanh, cam khi đói,... có nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày cao.
Để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
• Không hút thuốc lá: Theo các chuyên gia, thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng hoạt động bình thường của cơ thắt thực quản dưới, làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược thực quản.
• Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ hoành bụng, thúc đẩy dạ dày gây trào ngược acid dạ dày.
• Không nên nằm ngủ sau khi ăn no: Nằm ngủ sau khi ăn sẽ khiến dạ dày rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, gây khó tiêu, ợ hơi, ợ chua do trào ngược. Vì vậy, chỉ nên nằm ngủ sau khi ăn ít nhất 3 giờ.
• Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn: Cách làm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giảm những tác động tổn thương lên dạ dày, từ đó ngăn chặn chứng trào ngược axit dạ dày.
• Tránh thức ăn và đồ uống có thể gây trào ngược: Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ; đồ uống có cồn như bia, rượu,...
• Tránh mặc quần áo quá chật: Một số loại quần áo bó sát, đặc biệt là tại vùng eo có thể gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản,...
Trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát nhằm giảm nguy cơ biến chứng. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám để bác sĩ chẩn đoán mức độ và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.
► Đọc thêm: Kỹ thuật mới giúp chẩn đoán sớm bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
Phòng khám đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế chuyên sâu về tiêu hóa, gan mật được hàng trăm nghìn khách hàng trên cả nước tin tưởng lựa chọn.
Ảnh: Nội soi tiêu hóa tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long
Hệ thống máy móc ở cả 2 cơ sở đều vô cùng hiện đại trong đó nổi bật với dây nội soi 7000 zoom của hãng Fuijfilm. Đây là loại dây soi hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay với chế độ nhuộm màu ảo kết hợp phóng đại lên tới 300, giúp phát hiện những tổn thương như viêm loét dạ dày, tá tràng;…ngay từ giai đoạn rất sớm;
Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ tại Phòng khám là những chuyên gia hàng đầu trong ngành, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y, bệnh viện E,… sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng đến thăm khám và điều trị tại đây.
- Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 19008904| 024 628 11 331
- Nhắn tin Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong