Xuất huyết tiêu hóa là bệnh gì?

Xuất huyết tiêu hoá là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Vậy xuất huyết tiêu hóa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh căn bệnh này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé.

Xuất huyết tiêu hóa là bệnh gì?

Ảnh minh họa: Xuất huyết tiêu hóa là bệnh gì?

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa số các trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa đều là biến chứng do bệnh lý gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa bạn cần phải chú ý:

• Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa phổ biến nhất.

• Khối u: Các khối u lành tính xuất hiện trong ống tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu trong lòng mạch. Đa số các khối u lành tính khi mới phát triển đều không có triệu chứng bất thường, nếu không phát hiện và cắt bỏ sớm sẽ các khối u này lớn dần lên, gây ma sát với thức ăn hoặc dịch vị dẫn đến xuất huyết.

• Bệnh ung thư: Việc các khối u ác tính xuất hiện tại các cơn quan tiêu hóa trên (như thực quản, dạ dày, tá tràng) là bệnh lý có mức độ nguy hiểm rất cao, xuất huyết tiêu hóa là một trong những triệu chứng thường gặp của căn bệnh này.

• Mắc bệnh lý về máu: Các vấn đề về máu như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc hồng cầu lưỡi liềm cũng sẽ có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa là rất cao. Ngoài ra, nhiễm trùng máu cũng có thể gây ra chảy máu ở trong lòng mạch, đây là nguyên nhân khá ít gặp nhưng có mức độ nguy hiểm cao và dễ gây tử vong.

► Đọc thêm: Nội soi dạ dày có phát hiện được viêm loét dạ dày không?

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa

Ảnh minh họa: Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa

• Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn: Bệnh trĩ hình thành do các đám tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức, gây sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ sa. Nếu các búi trĩ này bị sưng phồng quá mức sẽ bị vỡ ra và gây chảy máu. Ngoài ra, nứt kẻ hậu môn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới.

• Do bệnh lý khác: Mắc các bệnh lý về gan (gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan), bệnh Hemophilia, bệnh túi thừa, bệnh Crohn, dị dạng mạch máu ở ruột non, ung thư đại trực tràng, suy thận, viêm tĩnh mạch thực quản,…

• Yếu tố khác: Ngoài ra, xuất huyết tiêu hóa còn do một số yếu tố khác như uống phải dung dịch kiềm hoặc acid, căng thẳng ở mức độ nghiêm trọng, lạm dụng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau, thiếu vitamin K,…

► Đọc thêm: Bệnh xơ gan gây xuất huyết tiêu hóa là gì?

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa

Một số dấu hiệu điển hình của xuất huyết tiêu hóa như:

• Nôn ra máu màu nâu sẫm, hơi đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng

• Đi ngoài phân đen nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khẳm

• Tùy theo mức độ mất máu sẽ có triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít...

xuất huyết tiêu hóa, dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa

Ảnh minh họa: Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa

Khi thấy các dấu hiệu trên nghi của xuất huyết tiêu hóa, hay khi dù chưa có bằng chứng nhưng bệnh nhân thấy: đau vùng thượng vị, đau bụng khi dùng thuốc có hại cho dạ dày, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt... cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa

• Tuyệt đối nói không với các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá.

• Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm tác động xấu đến cơ quan tiêu hóa như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá chua hoặc cay, đồ ăn chế biến sẵn chứa chất bảo quản…

• Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

• Nên ăn đúng giờ và đủ bữa, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để hạn chế gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa.

• Rèn luyện cho bản thân lối sống tích cực như hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, có các biện pháp giải tỏa căng thẳng sau khi làm việc, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể.

• Tuân thủ theo đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được quá lạm dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh,…

Nếu đang mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp, tuyệt đối không được chủ quan trong việc chữa trị khiến bệnh chuyển biến nặng và nguy cơ gây ra biến chứng. Nếu bệnh đã chuyển biến sang mạn tính không thể điều trị dứt điểm, hãy thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ và tiến hành nội soi. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được mức độ tổn thương do bệnh gây ra, ngăn ngừa biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

► Đọc thêm: Quy trình nội soi dạ dày tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Khám tiêu hóa ở đâu tốt nhất

Khám tiêu hóa tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Ảnh: Khám tiêu hóa tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế uy tín được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.

Phòng khám đã trang bị hệ thống nội soi hiện đại ở cả 2 cơ sở như hệ thống nội soi dây Laser, dây Fujifilm 7000,… hiện đại nhất hiện nay với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa, cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu về tiêu hóa của bệnh nhân một cách tốt nhất. 

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y, bệnh viện E,… sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám