Xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì để bệnh một đi không trở lại?

Xuất huyết đường tiêu hóa là một bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vậy người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì?

Xuất huyết đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào?

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, lớp niêm mạc đường ruột bị tổn thương nặng khiến cho dạ dày, đại tràng hay bất cứ bộ phận nào trong đường ống tiêu hóa bị chảy máu. Hậu quả là bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng đau bụng, nôn ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng nghiêm trọng cần cấp cứu kịp thời để tránh chảy máu ồ ạt gây tử vong. Bên cạnh phương pháp điều trị thì chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng để tránh gây kích thích cho niêm mạc tiêu hóa và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.

xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không

Ảnh minh họa: Xuất huyết đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào?

► Đọc thêm: Xuất huyết đường tiêu hóa trên

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm sau đây được khuyến khích sử dụng đối với người bị xuất huyết đường tiêu hóa

Thực phẩm giàu tinh bột: Gạo tẻ, khoai lang… sẽ giúp giảm tiết acid dịch vị, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày;

Thực phẩm nhiều đạm: Thịt nạc, cá, sữa đậu nành… có vai trò trung hòa acid dạ dày;

Thực phẩm giàu vitamin: Các loại trái cây như quả bơ, táo, đu đủ chín… sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất để tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời nhóm thực phẩm này còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật;

Nhóm ít xơ sợi: Một số loại rau củ quả non,…làm lành niêm mạc dạ dày.

xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không

Ảnh minh họa: Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

► Đọc thêm: Xuất huyết đường tiêu hóa dưới

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm tốt thì người bệnh cũng nên chú ý hạn chế những nhóm đồ ăn, thức uống khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn như:

Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, lạp xưởng, đồ ăn nhanh… chứa nhiều chất bảo quản gây khó tiêu, không tốt cho đường tiêu hóa;

Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ rán, chiên xào, khoai tây chiên… sẽ khiến vết viêm loét đường tiêu hóa trở nên nặng hơn;

Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt… sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày và khiến niêm mạc dạ dày tổn thương nhiều hơn;

Thực phẩm nhiều acid: Các loại hoa quả nhiều vitamin C (bưởi, cam, dâu tây…)

Đồ ăn quá cứng, có gân sụn sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, khiến bệnh xuất huyết tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn;

Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cafe, trà đặc… sẽ gây hại trực tiếp đến đường tiêu hóa.

Một số nguyên tắc ăn uống cho người bị xuất huyết đường tiêu hóa

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa cần lưu ý một số nguyên tắc ăn uống sau đây:

Cân bằng các thành phần dưỡng chất trong từng bữa ăn để nâng cao miễn dịch và thể trạng, hỗ trợ tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Nên chế biến các thực phẩm ở dạng lỏng, mềm, nêm nếm ít gia vị và dầu mỡ.

Chia nhỏ bữa ăn thành 6 – 8 bữa. Giữa các bữa ăn có thể thêm vào một số món ăn nhẹ tốt cho đường ruột như sữa chua, bánh mì trắng, bánh quy giòn…

Ăn chậm, nhai kỹ, nghiền nát thức ăn trước khi đưa chúng xuống thực quản và dạ dày. Điều này sẽ tránh gây áp lực co bóp cho dạ dày, thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương.

Không ăn trước khi ngủ, ăn quá no hay để bụng quá đói. Đồng thời tuyệt đối không vận động mạnh ngay khi vừa ăn xong ít nhất là 30 phút.

Một số nguyên tắc ăn uống cho người bị xuất huyết đường tiêu hóa

Ảnh minh họa: Một số nguyên tắc ăn uống cho người bị xuất huyết đường tiêu hóa

Chú ý không ăn đồ sống, thực hiện việc ăn chín uống sôi để tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Không cho người bệnh ăn đồ lạnh dưới 5 độ hoặc thức ăn mới nấu xong có độ nóng trên 60 độ. Chúng có thể khiến các cơ co bóp trong ruột bị kích thích, co bóp mạnh, gây đau và tổn thương nhiều hơn.

Nếu có các dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Đọc thêm: Quy trình nội soi dạ dày tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Khám tiêu hóa ở đâu tốt nhất

Khám tiêu hóa tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Ảnh: Khám tiêu hóa tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế uy tín được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.

Phòng khám đã trang bị hệ thống nội soi hiện đại ở cả 2 cơ sở như hệ thống nội soi dây Laser, dây Fujifilm 7000,… hiện đại nhất hiện nay với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa, cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu về tiêu hóa của bệnh nhân một cách tốt nhất. 

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y, bệnh viện E,… Bên cạnh việc xây dựng phác đồ điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân, bác sĩ còn tư vấn về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt,...sao cho bệnh có thể được điều trị khỏi một cách triệt để. 

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

 


Đăng ký khám