Xuất huyết đường tiêu hóa dưới

1.    Tổng quan

Xuất huyết đường tiêu hóa là triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa. Máu thường xuất hiện trong phân hoặc khi nôn mửa nhưng không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy, mặc dù có thể khiến phân có màu đen hoặc màu hắc ín. Mức độ xuất huyết có thể từ nhẹ đến nặng và có thể đe dọa tính mạng.
Công nghệ chẩn đoán hình ảnh tinh vi có thể xác định nguyên nhân gây xuất huyết. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu. (vị trí/nguyên nhân xuất huyết).

Xuất huyết đường tiêu hóa dưới là bệnh gì?

Ảnh minh họa: Xuất huyết đường tiêu hóa dưới là bệnh gì?

2.    Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết đường tiêu hóa dưới có thể biểu hiện rõ ràng hoặc tiềm ẩn. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí chảy máu, có thể là bất cứ nơi nào trên đường tiêu hóa, từ nơi bắt đầu - miệng - đến nơi kết thúc - hậu môn - và phụ thuộc vào tốc độ chảy máu. 
Triệu chứng có thể rất rõ ràng như:
•    Nôn ra máu, dịch nôn có thể có màu đỏ hoặc màu nâu sẫm và giống với bã cà phê. 
•    Phân đen hoặc hắc ín
•    Chảy máu trực tràng, máu thường xuất hiện bên trong phân hoặc cùng với phân.
Triệu chứng tiềm ẩn như:
•    Chóng mặt
•    Khó thở
•    Ngất xỉu
•    Tức ngực
•    Đau bụng
Triệu chứng sốc
Nếu xuất huyết đột ngột và tiến triển nhanh, bệnh nhân có thể bị sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng sốc bao gồm:
•    Tụt huyết áp
•    Không đi tiểu hoặc đi tiểu không thường xuyên, với số lượng nhỏ
•    Mạch nhanh
•    Bất tỉnh

3.    Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu bạn có triệu chứng sốc, bạn hoặc người nhà nên đến các cơ sở y tế uy tín để kịp thời điều trị. Nếu nôn ra máu, nhìn thấy máu trong phân hoặc phân màu đen, hắc ín, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Đối với các chỉ định khác của xuất huyết đường tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 

4.    Nguyên nhân

Xuất huyết đường tiêu hóa dưới có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:
•        Bệnh lý túi thừa: liên quan đến sự phát triển của các túi nhỏ, phình ra trong đường tiêu hóa (túi thừa). Nếu một hoặc nhiều túi thừa bị viêm hoặc nhiễm trùng thì gọi là viêm túi thừa.
•    Bệnh viêm ruột (IBD): bao gồm viêm loét đại tràng, gây viêm và lở loét ở đại tràng và trực tràng, bệnh Crohn và viêm niêm mạc của đường tiêu hóa.
•    Khối u: Khối u lành tính hoặc ung thư thực quản, dạ dày, đạ tràng hay trực tràng có thể làm suy yếu niêm mạc đường tiêu hóa và gây xuất huyết.
•    Polyp đại tràng: Các khối nhỏ của các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng có thể gây xuất huyết. Hầu hết chúng không gây hậu qủa, nhưng một số có thể là ung thư hoặc có thể trở thành ung thư nếu không được loại bỏ.
•    Bệnh trĩ: những tĩnh mạch bị giãn và căng phồng ở hậu môn hoặc trực tràng dưới, tương tự như giãn tĩnh mạch.
•    Nứt kẽ hậu môn: Đây là những vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn.

5.    Các biến chứng của xuất huyết tiêu hóa
•    Sốc
•    Thiếu máu
•    Tử vong

6.    Phòng ngừa

•    Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
•    Hạn chế uống rượu.
•    Hạn chế sử dụng hút thuốc lá
•    Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. 

GS Đào Văn Long trực tiếp tư vấn phác đồ điều trị cho bệnh nhân tiêu hóa

Ảnh - Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh tật, bao gồm tiền sử xuất huyết khi khám xuất huyết tiêu hóa

6.    Chẩn đoán 
Bác sĩ sẽ quan tâm đến tiền sử bệnh tật, bao gồm tiền sử xuất huyết, tiến hành kiểm tra thể chất và có thể yêu cầu xét nghiệm bao gồm:
•    Xét nghiệm máu: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ đông máu, số lượng tiểu cầu và xét nghiệm chức năng gan.
•    Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân của bạn có thể giúp xác định nguyên nhân chảy máu tiềm ẩn. 
•    Đặt ống sonde dạ dày:  Ống sonde được đưa qua mũi vào dạ dày hút sạch dịch dạ dày, từ đó có thể giúp xác định nguồn chảy máu. 
•    Nội soi dạ dày: Quy trình này sử dụng một camera nhỏ gắn ở đầu dây soi, được đưa qua miệng để cho phép bác sĩ kiểm tra đường tiêu hóa trên
•    Nội soi đại tràng: Quá trình này sử dụng một camera nhỏ gắn ở đầu một ống dài, được đưa qua trực tràng để cho phép bác sĩ kiểm tra ruột già và trực tràng.
•    Nội soi viên nang: Ở phương pháp này, bạn nuốt một viên nang kích thước vitamin được gắn camera bên trong. Viên nang di chuyển trong đường tiêu hóa, chụp hàng ngàn bức ảnh được gửi đến bộ phận ghi nhận bạn đeo trên thắt lưng. Cách thức này cho phép bác sĩ quanh sát hình ảnh bên trong ruột non của bạn.
•    Soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm: Một ống dẫn có gắn đèn và camera được đặt trong trực tràng để quan sát trực tràng và đại tràng sigma (đoạn cuối của đại tràng)
•    Nội soi hỗ trợ bóng: Một ống dẫn chuyên dùng được sử dung để kiểm tra các đoạn của ruột non mà các phương pháp khác sử dụng máy nội soi không thể thực hiện được. Đôi khi, nguồn chảy máu có thể được kiểm soát hoặc điều trị trong quá trình nôi soi này. 
•    Chụp động mạch: Một thuốc nhuộm tương phản được tiêm vào động mạch, và một loạt các tia X được chiếu nhằm tìm kiếm và điều trị các xuất huyết mạch máu hoặc các bất thường khác.
•    Chẩn đoán hình ảnh: Một loạt các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp CT ổ bụng, có thể được sử dụng để tìm nguồn chảy máu.

7.    Điều trị

Thông thường, xuất huyết đường tiêu hóa sẽ tự cầm. Nếu không, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nơi chảy máu. Trong nhiều trường hợp, thuốc hoặc phương pháp để kiểm soát chảy máu có thể được thực hiện đồng thời với các phương pháp phát hiện chạy máu. Ví dụ, có thể điều trị loét dạ dày chảy máu trong nội soi đường tiêu hoá trên hoặc cắt polyp trong khi nội soi đại tràng. 
Nếu chảy máu đường tiêu hóa trên, bạn có thể được cho dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) đường tiêm tĩnh mạch để ức chế sản xuất axit dạ dày. Sau khi xác định được nguồn chảy máu, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần tiếp tục dùng PPI hay không.
Tùy thuộc vào lượng máu bị mất và liệu bạn có tiếp tục bị chảy máu nữa hay không, bạn có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch hoặc có thể truyền máu. Bạn phải ngưng sử dụng thuốc chống đông máu, bao gồm cả aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid, 

8.    Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

•    Hệ thống máy nội soi cao cấp, có khả năng phóng đại gấp 300 lần cho hình ảnh sắc nét, chức năng nhuộm màu ảo hiện đại giúp bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác tổn thương ở đường tiêu hóa.
•    Đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao: GS.TS Đào Văn Long; PGS.TS Nguyễn Duy Thắng; BS CKII Phạm Thị Lan Hương;…
•    Chi phí khám và điều trị hợp lý, dịch vụ khám chữ bệnh chất lượng cao;
•    Trang bị nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực thăm dò chức năng đường tiêu hóa trên nhằm chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản nói chung và barret thực quản nói riêng.
•    Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo phác đồ phù hợp với từng người bệnh. Thuốc kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược.
•    Trực tiếp Giáo sư, bác sĩ đầu ngành thực hiện kỹ thuật quét Argon Plasma trong điều trị các loạn sản, barret thực quản. Người bệnh được xuất viện ngay trong ngày và được các BS quan tâm chặt chẽ trước, trong và sau khi tái khám.

Chăm sóc thăm khám bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Ảnh minh họa: Chăm sóc thăm khám bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

9. Để đặt lịch khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long, Quý khách vui lòng liên hệ:

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

               CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

- Hotline: 19008904| 024 628 11 331

- Nhắn tin Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám