Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, các mô sẹo thay thế các mô bị tổn thương dẫn tới trình trạng xơ gan.
Tỉ lệ xơ gan chiếm khoảng 5% dân số. Hai nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan tại Việt Nam là do vi rút viêm gan (chủ yếu là viêm gan B, C) và do rượu.
Ảnh minh họa: Xơ gan là gì? Chia sẻ từ chuyên gia PGS.TS.BS Nguyễn Duy Thắng
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây xơ gan khác như:
• Xơ gan do ứ mật kéo dài
• Xơ gan do các bệnh lý tim mạch như suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan..
• Xơ gan do kí sinh trùng: sán máng, sán lá gan
• Xơ gan do nhiễm độc thuốc và hóa chất: methothexat, sulphamid, aspirin….
• Xơ gan do rối loạn chuyển hóa đồng, sắt…
• Xơ gan do một số bệnh lí di truyền hiếm gặp
Ảnh minh họa: Xơ gan
► Xem thêm bài viết: Viêm gan B
Đây là giai đoạn rất ít triệu chứng, kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, người bệnh có thể tình cờ phát hiện qua khám định kì, kiểm tra sức khỏe, tuy nhiên quá trình xơ hóa gan vẫn tiến triển. Nếu điều trị kịp thời và đúng cách gan có thể hồi phục.
Các biểu hiện có thể gặp trong giai đoạn này như: ăn kém ngon, khó tiêu, nặng tức vùng thượng vị…
Nếu quá trình xơ hóa gan không được điều trị kịp thời và đúng cách người bệnh có thể chuyển sang giai đoạn xơ gan mất bù (xơ gan không hồi phục). Đây là giai đoạn có nhiều biến chứng do suy giảm chức năng của gan.
• Mệt mỏi, gầy sút cân
• Phù ở chân và mắt cá chân
• Cổ trướng
• Xuất huyết tiêu hóa
• Vàng da, vàng mắt
• Bệnh não gan, gan thận
► Xem thêm bài viết: Viêm gan C
Ảnh minh họa: Biểu hiện của xơ gan
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc xơ gan bằng các biện pháp:
• Không uống rượu nếu bị xơ gan, hoặc các bệnh lý về gan.
• Chế độ ăn uống lành mạnh. Giảm lượng chất béo và thực phẩm chiên rán.
• Hạn chế muối trong chế độ ăn uống.
• Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
• Tránh ăn thức ăn sống, nên ăn chín uống chín để không bị nhiễm ký sinh trùng.
• Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng ngừa nhiễm hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn hại gan.
• Không dùng thuốc làm ảnh hưởng gan.
• Giảm nguy cơ viêm gan như không dùng chung kim tiêm và không quan hệ tình dục không an toàn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và C.
Trong trường hợp đã mắc viêm gan hay xơ gan, một số biện pháp có thể giúp hạn chế các biến chứng như:
• Ngừng uống rượu bia.
• Duy trì cân nặng.
• Luyện tập thể dục đều đặn.
• Bỏ thuốc lá.
• Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính cần theo dõi định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.
• Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật
• Không lạm dụng các thuốc gây hại cho gan như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau paracetamol. Nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
• Nên tuân thủ đúng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ảnh: Siêu âm màu bằng máy ARFI phát hiện sớm xơ gan tại PKĐK Hoàng Long
• Ngừng uống rượu.
• Cắt giảm lượng muối.
• Giảm lượng nước uống.
• Thuốc lợi tiểu, để giúp loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể của người bệnh.
• Trong một số trường hợp nhất định, dịch cổ trướng của người bệnh sẽ được chọc, hút ra ngoài để giảm triệu chứng và đề phòng các biến chứng nguy hiểm khác
• Trong một số trường hợp có biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản có nguy cơ xuất huyết, người bệnh có thể được chỉ định can thiêp
• Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định các can thiệp nội soi, can thiệp ngoại khoa để dự phòng hoặc khắc phục các biến chứng. Chỉ định phụ thuộc vào tình trạng riêng của người bệnh.
• Hàng ngày cần vệ sinh mũi miệng sạch sẽ đề phòng nhiễm trùng răng, miệng và tạo cho người bệnh cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, vì người bệnh rất mệt mỏi cho nên cần tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế người ra vào thăm hỏi nhiều.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong