Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì?

Xét nghiệm viêm gan B là cách tốt nhất để phát hiện sớm và ngăn ngừa tổn thương gan như xơ gan, ung thư gan,… Vậy xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B?

Viêm gan B (viêm gan siêu vi B) là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. HBV là một trong 5 loại virus có thể gây viêm gan siêu vi nguy hiểm. Tương tự như viêm gan C, viêm gan siêu vi B có nguy có trở nên mạn tính và gây ra nhiều biến chứng bao gồm xơ gan, ung thư gan.

Ảnh minh họa: Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B

Ảnh minh họa: Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B

Việc chẩn đoán viêm gan siêu vi B có thể được yêu cầu khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến viêm gan cấp tính. Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

• Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.

• Đau nhức xương khớp.

• Thường xuyên buồn nôn, ói mửa.

• Nước tiểu có màu vàng sẫm.

• Đau bụng.

• Phân màu xanh xám, sẫm màu.

• Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.

​​​​​• Vàng da, vàng mắt.

• Có hiện tượng xuất huyết dưới da.

​• Đau hạ sườn phải.

​​​​​​​• Sưng bụng, chướng bụng.

► Đọc thêm: Xét nghiệm viêm gan B ở đâu tốt nhất

Việc xét nghiệm, chẩn đoán viêm gan siêu vi B cũng được chỉ định cho những người nhiễm viêm gan B mạn tính, thường là 6 tháng một lần. Trong một số trường hợp, xét nghiệm cũng được chỉ định để xác định liệu trình điều trị có hiệu quả hay không.

Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì?

Ảnh minh họa: Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì?

Ảnh minh họa: Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì?

Để chẩn đoán viêm gan B, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu tổn thương gan như vàng da, vàng mắt, chướng bụng.... Sau đó, yêu cầu người bệnh thực hiện các biện pháp chẩn đoán như:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể phát hiện các dấu hiệu của virus viêm gan B trong cơ thể và có thể cho biết mức độ gây tổn thương của virus là cấp tính hay mạn tính.

Xét nghiệm máu tương đối đơn giản thường được thực hiện để xác định xem người bệnh có miễn dịch với virus viêm gan không. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng được dùng để chẩn đoán các bệnh viêm gan khác như viêm gan A và C.

Một số các xét nghiệm máu thường dùng như:

• Xét nghiệm HBsAg: Đây là xét nghiệm kháng nguyên vỏ của vi rút. Nếu kết quả cho HbsAg âm tính nghĩa là bạn không có vi rút trong cơ thể. Ngược lại, nếu kết quả cho HbsAg dương tính, thì cần phải làm thêm một số xét nghiệm khác nữa để xác định nồng độ vi rút, mức độ thương tổn của gan.

• Xét nghiệm HBeAg: HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của vi rút Viêm gan B. Sự xuất hiện HBeAg chứng tỏ vi rút đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh.

• Xét nghiệm Anti - HBc: Anti - HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B.

• Xét nghiệm HBV – AND: Kiểm tra tình trạng nhân lên của virus trong cơ thể người bệnh. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ mức độ nhân lên của virus càng mạnh, tính truyền nhiễm cao.

• Xét nghiệm HBcrAg: Kháng nguyên liên quan lõi của virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm giúp phân biệt rõ nhất các giai đoạn viêm gan B mạn tính. Ngoài ra, xét nghiệm này còn có ý nghĩa trong việc giúp tiên lượng nguy cơ ung thư gan, tiên lượng chính xác nguy cơ bùng phát viêm gan B. HBcrAg còn giúp tiên lượng khả năng chuyển đổi huyết thanh và thể hiện sự ưu việt hơn khi theo dõi bằng HBeAg và Anti - HBe.

Ảnh minh họa: Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì?

Ảnh minh họa: Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì?

Đọc thêm: Tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Siêu âm gan

Siêu âm gan là một xét nghiệm đặc biệt để xác định mức độ tổn thương của gan, đo độ xơ hóa gan,...

Sinh thiết gan

Sinh thiết gan là một xét nghiệm có thể đánh giá mức độ tổn thương của gan và tầm soát các biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.

Bác sĩ có thể lấy một mẫu gan nhỏ thông qua một cây kim mỏng xuyên qua da, đi vào gan. Sau khi thu được mô, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết trong phòng thí nghiệm.

Đánh giá chức năng gan

Kiểm tra chức năng gan rất quan trọng ở những người bị viêm gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi B. Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ biết về số lượng Enzyme do gan tạo ra. Nồng độ gan thay đổi hoặc men gan cao cũng là một dấu hiệu gan bị tổn thương hoặc viêm. Các kết quả xác định chức năng gan có thể giúp bác sĩ xác định  phần nào hoạt động của gan có bình thường hay không.

Nếu kết quả này không bình thường, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành các biện pháp chẩn đoán viêm gan siêu vi B, C hoặc các dạng nhiễm trùng gan khác.

Điều trị Viêm gan B ở đâu tốt?

Ảnh: GS.TS Đào Văn Long đang khám cho bệnh nhân viêm gan B

Ảnh: GS.TS Đào Văn Long đang khám cho bệnh nhân viêm gan B

Phòng khám Đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế hàng đầu về lĩnh vực tiêu hóa, gan mật được hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn, gửi gắm sức khỏe của mình.
Tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đã được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại nhất hiện nay để có thể xét nghiệm các bệnh lý về gan nói chung cũng như bệnh Viêm gan B nói riêng, cho kết quả nhanh và chính xác nhất. 

Bên cạnh đó, đội ngũ Y Bác sĩ tại Phòng khám đều là những chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học y,…trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ xây dựng những phác đồ điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất đối với từng đối tượng người bệnh. 

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

 


Đăng ký khám