Viêm gan C là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bệnh có thể biến chứng thành xơ gan thậm chí là ung thư gan. Vậy nguyên nhân viêm gan C là gì? Viêm gan C lây qua đường nào? Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không? Đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Ảnh minh họa: Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?
Trước khi đi vào trả lời câu hỏi, viêm gan C có lây qua đường ăn uống không? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân viêm gan C là gì trước.
Nguyên nhân bệnh viêm gan C là do Hepatitis C virus (HCV) gây ra. HCV sau khi xâm nhập vào máu sẽ tấn công vào gan. Tại đây, chúng sinh sôi nảy nở khiến cho các tế bào gan sưng phồng và chết dần đi, gây bệnh viêm gan C. Và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành các biến chứng vô cùng nguy hiểm điển hình là xơ gan, ung thư gan.
Ảnh minh họa: Virus viêm gan C
Virus viêm gan C khi đi vào cơ thể người sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Mặt khác, virus viêm gan C sẽ phát triển, nhân lên nhanh chóng khiến cơ thể không sản sinh kịp kháng thể để phòng ngừa viêm gan C. Sau khi virus viêm gan C tấn công vào gan, sẽ sinh sôi nảy nở trực tiếp phá hủy tế bào gan, làm tổn thương và hủy hoại các tế bào gan. Lâu dần, gan sẽ bị mất chức năng dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Viêm gan C là một bệnh viêm gan tương đối phổ biến chỉ đứng sau viêm gan B. Bệnh lây truyền nhanh chóng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Virus viêm gan C lây nhiễm từ người này qua người khác chủ yếu qua đường máu, khi máu của người bệnh nhiễm virus HVC truyền sang máu của người lành. Vì vậy, cần phải có biện pháp phòng ngừa viêm gan C hiệu quả để tránh lây nhiễm sang cộng đồng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, viêm gan C không lây qua đường ăn uống mà chủ yếu lây truyền qua một số con đường như sau:
Bệnh viêm gan C rất dễ lây qua đường truyền máu. Người nhận máu hoặc các chế phẩm từ máu của người nhiễm virus viêm gan C đều có thể bị lây nhiễm virus viêm gan C.
Virus viêm gan C có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua kim chích, đồ cạo râu, lưỡi lam hoặc bàn chải đánh răng. Những người xăm mình, cạo gió, châm cứu hoặc mổ xẻ với những dụng cụ y khoa, kim chích không được khử trùng đúng cách cũng rất dễ bị lây nhiễm virus viêm gan C từ những vật dụng mà người nhiễm virus viêm gan C đã từng sử dụng trước đó.
Ảnh minh họa: Con đường lây truyền viêm gan C
Người lành có thể bị nhiễm virus viêm gan C nếu quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Nếu trong tinh dịch của người đàn ông mắc bệnh viêm gan C có chứa máu và thông qua các vết xước ở niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục, virus viêm gan C có thể tấn công người bạn tình của họ một cách dễ dàng. Hay bất kỳ một hành vi tình dục nào có thể gây tổn thương, trầy xước đều có nguy cơ truyền truyền nhiễm cao.
Do vậy, khi chúng ta biết được đường lây viêm gan C, bản thân mỗi người cần có ý thức bảo vệ sự an toàn cho mình và người khác bằng cách sinh hoạt tình dục an toàn, một vợ một chồng, tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, tránh giao hợp khi có kinh nguyệt và sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ nhằm tránh lây nhiễm bệnh sang bạn tình.
Viêm gan C có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng với tỷ lệ thấp, khoảng trên dưới 5%. Trẻ cũng có nguy cơ bị lây virus viêm gan C nếu mẹ đã mắc bệnh khi mang thai. Đường lây truyền virus viêm gan C từ mẹ sang con là qua nhau thai vào thời điểm sinh. Trong quá trình sinh nở, nhau thai bong tróc, virus viêm gan C sẽ theo máu truyền từ mẹ sang con. Nên dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ bị bệnh viêm gan C vẫn có thể truyền sang cho con.
Mặc dù virus viêm gan C không lây qua đường ăn uống cũng như không lây qua sữa mẹ nhưng các bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan C được khuyến cáo không nên cho con bú trực tiếp mà hãy vắt sữa rồi cho con bú, tránh trường hợp đầu vú bị trầy xước có thể lây truyền bệnh sang cho con.
Đến đây bạn đã biết rõ nguyên nhân của viêm gan C cũng như trả lời được câu hỏi viêm gan C có lây qua đường ăn uống không rồi phải không nào? Viêm gan C không lây qua đường ăn uống mà chỉ lây qua đường máu (chủ yếu), đường tình dục, đường từ mẹ sang con. Vì vậy, bạn hãy tự bảo vệ bản thân mình và người khác để tránh lây nhiễm viêm gan C nhé. Để biết thêm về cách phòng ngừa viêm gan C, mời các bạn đọc tiếp bài viết dưới đây.
Ảnh minh họa: GS.TS Đào Văn Long đang thăm khám cho bệnh nhân bị viêm gan C tại PKĐK Hoàng Long
Phòng khám Đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế hàng đầu về lĩnh vực tiêu hóa, gan mật được hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn, gửi gắm sức khỏe của mình.
Tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đã được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại nhất hiện nay để có thể xét nghiệm các bệnh lý về gan nói chung cũng như bệnh Viêm gan C nói riêng, cho kết quả nhanh và chính xác nhất.
Ảnh minh họa: Phòng ngừa viêm gan C cùng các bác sỹ phòng khám đa khoa Hoàng Long
Bên cạnh đó, đội ngũ Y Bác sĩ tại Phòng khám đều là những chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học y,…trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ xây dựng những phác đồ điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất đối với từng đối tượng người bệnh.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong