PKHL - Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những "thủ phạm" gây nên các bệnh lý ở đường tiêu hóa như đau bụng, viêm loét dạ dày... Vi khuẩn Hp có lây không, lây như thế nào hiện đang là những quan tâm của rất nhiều người khi đi khám dạ dày.
Theo khuyến cáo của GS.TS Đào Văn Long - chuyên gia đầu ngành về điều trị các bệnh lý tiêu hóa, gan mật, thì những gia đình nếu có người ruột thịt bị bệnh lý dạ dày do nhiễm vi khuẩn H.p (Helicobacter Pylori) mà đã phải điều trị thì những người khác trong gia đình nên đi kiểm tra xem có bị nhiễm H.p hay không?
Ảnh minh họa: Vi khuẩn Helicobacter Pylori gây viêm loét dạ dày có lây không?
Trong thời gian vừa qua, Phòng khám Đa khoa Hoàng Long (PKHL) đã khám và điều trị cho rất nhiều gia đình về bệnh lý tiêu hóa với tình trạng Hp dương tính. Đơn cử ở bài viết này, Phòng khám xin giới thiệu một trường hợp gia đình gồm 4 người: hai vợ chồng và 2 con để trả lời cụ thể hơn cho câu hỏi Vi khuẩn Hp có lây không?
Người bố (Phan Văn H, 44 tuổi) trước đây đã khám ở PKHL và được chẩn đoán là viêm dạ dày H.p (+). Bệnh nhân đã được điều trị diệt H.p. Lần này bệnh nhân đến phòng khám kiểm tra lại xem còn nhiễm H.p hay không và mong muốn kết quả điều trị của mình đạt hiệu quả cao.
Qua tư vấn của Bác sĩ về tình hình bệnh tật và nguy cơ lây nhiễm H.p, anh đã đưa vợ (Nguyễn Thị Hương L, 40 tuổi) và con trai (Phan Tấn K, 14 tuổi), con gái (Phan Minh C, 10 tuổi) đến khám bệnh.
Các Bác sĩ đã cho chỉ định cả 4 người được làm xét nghiệm test thở C13 để phát hiện vi khuẩn H.p.
Kết quả trên sơ đồ phả hệ cho thấy, người bố test H.p (-), mẹ test H.p (+) , hai con test H.p (+).
Test thở C13 giúp phát hiện vi khuẩn H.p nhanh và chính xác
1.Tại sao người bố đã bị viêm dạ dày sau điều trị kết quả xét nghiệm H.p (-)?
2.Tại sao 3 người còn lại trong gia đình có kết quả xét nghiệm H.p (+). Liệu việc người bố trước đây có H.p (+) có lây truyền sang những người thân trong gia đình hay không?
3.Việc chỉ định xét nghiệm test thở C13 để xác định sự có mặt của vi khuẩn H.p trong trường hợp này có phù hợp hay không?
4. Lời khuyên của Bác sĩ về việc theo dõi và tư vấn khi nào cần thiết điều trị cho những người thân của người bệnh lý dạ dày có test H.p (+) ra sao.
1. Xem xét hồ sơ điều trị của người bố cách đây 6 tháng, anh đã được nội soi dạ dày và lấy mẫu bệnh phẩm để làm test nhanh Urease và được chẩn đoán viêm dạ dày H.p (+). Bệnh nhân được điều trị phác đồ 4 thuốc gồm (PPI thế hệ 2 + Metronidazole + Tetracycline + Bismuth) trong vòng 14 ngày. Bệnh nhân tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ và hiện tại đã không còn đau vùng thượng vị và ợ chua. Như vậy, Bệnh nhân đã có kết quả điều trị tốt, diệt được vi khuẩn H.p, bệnh ổn định. Vì vậy sau điều trị 6 tháng bệnh nhân có kết quả xét nghiêm H.p (-) là phù hợp.
2. Vi khuẩn H.p có thể vào cơ thể con người theo 3 con đường từ động vật sang người, từ ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước sang người và nguồn lây từ người sang người là đường lây rất phổ biến, nhất là với trẻ em. Có 2 kiểu lây đó là miệng-miệng ví dụ như hôn, nhai cơm cho trẻ, dùng đũa gắp thức ăn chung và kiểu thứ 2 là sử dụng nguồn nước và thức ăn của những người sống cùng nhau trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn H.p cũng có thể lây truyền cho người thân. Vì vậy mà 3 người gồm vợ và 2 con trong gia đình của bệnh nhân có H.p dương tính là phù hợp.
3. Test thở C13 (hoặc C14) là kỹ thuật không xâm lấn (không phải nội soi dạ dày) tốt và được dùng nhiều nhất. Muốn làm được test thở bệnh nhân cần ngừng điều trị PPI ít nhất 2 tuần và ngừng sử dụng kháng sinh diệt trừ H.p và Bismuth ít nhất 4 tuần trước khi làm test thở. Test thở nên được chỉ định sau điều trị ít nhất 4 tuần để kiểm tra đánh giá kết quả điều trị. Như vậy việc chỉ định xét nghiệm test thở C13 cho người bố là phù hợp. Đối với 3 người còn lại do họ chưa có triệu chứng của bệnh lý viêm dạ dày như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu…. Nên Bác sĩ không cho chỉ định nội soi dạ dày, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm xem có H.p hay không mà lựa chọn làm test thở C13 để xác định sự có mặt của H.p là phù hợp.
- Đối với những gia đình có người ruột thịt bị bệnh lý dạ dày do nhiễm H.p mà đã phải điều trị thì những người khác trong gia đình nên đi kiểm tra xem có bị nhiễm H.p hay không.
- Việc xét nghiệm có vi khuẩn H.p nhưng chỉ xem xét điều trị diệt H.p khi có đủ 3 điều kiện sau: có triệu chứng viêm dạ dày + kết quả nội soi dạ dày có viêm dạ dày + H.p dương tính.
- Khi bệnh nhân điều trị diệt H.p nên tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ mới có kết quả điều trị thành công.
Hình ảnh: GS.TS Đào Văn Long đang thực hiện một ca nội soi dạ dày bằng thiết bị nội soi phóng đại 300 lần
Để được liên hệ đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu điều trị về các bệnh lý tiêu hóa, gan mật, Quý khách vui lòng liên hệ tới thông tin liên hệ bên dưới để nhận được tư vấn tốt nhất.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong