Mức độ phổ biến của viêm gan C hiện nay chỉ đứng sau viêm gan B. Đây là căn bệnh có tính lây truyền nhanh chóng nếu không có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vậy làm sao để để phòng ngừa viêm gan C cũng như phòng ngừa bệnh lây nhiễm trong cộng đồng? Mời quý vị và các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu về cách phòng ngừa viêm gan C, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế lây truyền của nó trong cộng đồng để có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa viêm gan C hiệu quả. Các con đường lây truyền của viêm gan C chủ yếu là:
Hiện nay, có một tỷ lệ rất lớn người bị nhiễm virus viêm gan C là lây qua đường máu. Cũng như viêm gan B, khi một người lành tiếp xúc với máu của người mang virus viêm gan C như dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng tay, cây lấy rấy tai, dụng cụ cạo gió, … hay xăm hình, bấm lỗ tai, châm cứu mà các vật dụng hành nghề chưa được xử lý vô trùng có khả năng cao sẽ bị lây truyền virus viêm gan C.
Hình minh họa: Con đường lây truyền viêm gan C
Người lành nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan C, nếu trong tinh dịch của người đàn ông mắc bệnh viêm gan C có chứa máu, thông qua các vết xước ở niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục, virus viêm gan C có thể tấn công người bạn tình của họ một cách dễ dàng. Hay bất cứ một hành vi tình dục nào gây trầy xước, chảy máu cũng có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì thế, để phòng ngừa viêm gan C, bản thân mỗi người cần có ý thức bảo vệ sự an toàn cho mình cũng như người khác bằng cách quan hệ tình dục an toàn, nên dùng bao cao su trong mỗi lần quan hệ, không quan hệ khi đến kỳ kinh nguyệt…
Trẻ em bị lây nhiễm viêm gan C từ mẹ chủ yếu là do lúc sinh nở, nhau thai bong tróc sẽ theo máu của mẹ truyền sang con. Vì vậy, nếu người mẹ có virus viêm gan C thì nên đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tư vấn chi tiết cách phòng tránh lây truyền viêm gan C sang cho con.
Ngoài các con đường trên, virus viêm gan C không lây qua đường hô hấp, ho, hắt hơi, cũng không lây qua đường ăn uống khi dùng chung thìa đũa, không lây qua đường côn trùng cắn, ôm hôn, nắm tay…
Trong trường hợp bị nhiễm virus viêm gan C, bạn cũng cần phòng ngừa để tránh lây bệnh cho người khác bằng cách:
Để riêng biệt các dụng cụ cá nhân có khả năng gây trầy xước, chảy máu để tránh dính sang vật dụng cá nhân của người khác hoặc tránh bị dùng nhầm.
Không quan hệ tình dục khi đang trong kì kinh nguyệt. Nếu trường hợp phụ nữ mắc viêm gan C bị kinh nguyệt thì cần vệ sinh thật sạch sẽ nhà tắm bằng các chất tẩy rửa sàn nhà để khử trùng sàn nhà sau khi tắm xong để ngừa viêm gan C lây truyền sang cho người khác.
Luôn dự trữ găng tay cao su y tế ở bên mình đề phòng khi bị thương hoặc khi cần người chăm sóc sức khỏe.
Nếu có vết thương hở thì cần cần băng lại cẩn thận bằng gạc sạch để không làm dính máu ra các vật dụng khác hoặc khi tiếp xúc với người khác.
Trong thời gian chữa viêm gan C, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và đi tái khám định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình.
Các bà mẹ nếu có ý định mang thai cần điều trị triệt để bệnh trước khi có em bé nhằm phòng tránh lây sang con.
Ảnh minh họa: Phòng ngừa viêm gan C
Tuyệt đối không dùng chung các dụng cụ y tế như kim tiêm, truyền, dụng cụ xỏ khuyên, xăm hình hoặc các dụng cụ cá nhân dễ gây trầy xước như bấm móng, bàn chải đánh răng, dao cạo…để hạn chế tối đa con đường lây truyền viêm gan C.
Không quan hệ tình dục mà không có phương pháp bảo vệ với người không rõ về tình trạng sức khỏe, không quan hệ với nhiều bạn tình, sống chung thủy một vợ một chồng.
Không xăm hình, xỏ khuyên ở những nơi không đảm bảo sạch sẽ, không biết các dụng cụ đã được tiệt trùng hay chưa.
Ngay cả khi chưa mắc bệnh gan, bạn cũng nên hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân có thể gây hại cho gan như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, các hóa chất độc hại như sơn, thuốc trừ sâu… nhằm tránh làm tổn hại cho gan. Bảo vệ gan khỏi những tác nhân có hại để phòng ngừa viêm gan C.
Đi kiểm tra sức khỏe định kì để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm gan C.
Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, viêm gan C vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, nên việc kiểm soát các con đường lây truyền viêm gan C cũng như chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của gan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ phòng ngừa viêm gan C, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh gan nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, giảm nguy cơ tử vong.
Hình ảnh: Bác sĩ thực hiện siêu âm gan bằng kỹ thuật ARFI tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long
Phòng khám Đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế hàng đầu về lĩnh vực tiêu hóa, gan mật được hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn, gửi gắm sức khỏe của mình.
Tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đã được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại nhất hiện nay để có thể xét nghiệm các bệnh lý về gan nói chung cũng như bệnh Viêm gan B nói riêng, cho kết quả nhanh và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, đội ngũ Y Bác sĩ tại Phòng khám đều là những chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học y,…trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ xây dựng những phác đồ điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất đối với từng đối tượng người bệnh.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong