Điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nếu không được điều trị lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng như chít hẹp thực quản, chảy máu, rò thực quản, Barret thực quản và ung thư thực quản.

Phương pháp điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm giáo dục sức khỏe thay đổi lối sống và thuốc điều trị GERD.

1.     Thay đổi về lối sống

- Nên kê đầu giường lên cao khoảng 30cm sẽ giúp làm sạch thực quản tốt hơn.

-  Những người béo giảm cân là biện pháp hữu ích vì sẽ giảm triệu chứng trào ngược

-  Không nên mặc quần áo chật, không nằm sau khi ăn, không cúi gập người sau ăn. Hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá và không nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn có mỡ động vật, socola, hành, một số thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế phó giao cảm, kích thích giao cảm, theophylline và nitrat làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới. Không nên dùng đồ ăn ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản như cam, quýt, cà chua, cà phê, trà, các thuốc aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tetracyclin, quinidine, kali.

Lối sống lành mạnh

Ảnh minh họa: Lối sống lành mạnh

2.     Thuốc điều trị GERD

-  Thuốc kháng toan có thể sử dụng một số trường hợp GERD nhẹ, nhưng nhìn chung loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng.

-  Sucralfat: thuốc bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi sự tấn công của acid và pepsin, tuy nhiên đây là thuốc được chỉ định khi bệnh nhân có thai liều 1gam x 4lần/ngày. Thuốc có thể gây táo bón không có lợi cho người có thai.

-  Thuốc prokinetic: tăng co bóp thực quản và tăng trương lực của cơ thắt thực quản dưới như metoclopramide, domperidone, itopride, mosapride. Hiện loại thuốc này ít được dùng trong điều trị GERD

-  Thuốc ức chế thụ thể H2: nhóm thuốc này nên dùng cho trường hợp bệnh nhẹ hoặc điều trị duy trì.

-  Thuốc ức chế bơm proton: cả 5 loại PPI đang có mặt ở Việt Nam là Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole và Esomeprazole đều là những thuốc ức chế bài tiết acid tốt. Các trường hợp GERD nhẹ và trung bình kết quả điều trị giữa các PPI không có sự khác biệt nhiều. Các trường hợp GERD nặng thì Esomeprazole tỏ ra ưu thế hơn. Hiệu quả điều trị được đánh giá bằng việc giảm hoặc mất triệu chứng và liền tổn thương.

-  Thuốc tác dụng lên cơ thắt thực quản dưới ức chế receptor GABAB là khuynh hướng mới trong điều trị GERD hiện nay. Thuốc sử dụng baclofen 10mg x 2lần/ ngày hoặc lesogaberan 60mg – 240mg/ ngày chia 2 lần.

3.     Phối hợp thuốc

Theo khuyến cáo hiện nay điều trị GERD chủ yếu sử dụng PPI. Tùy theo tình trạng bệnh các phác đồ sử dụng từ thấp đến cao như sau:

-  Đối với các trường hợp GERD nhẹ và trung bình PPI liều tiêu chuẩn hoặc ½ liều tiêu chuẩn  điều trị đã có kết quả.

-  Đối với viêm thực quản và các trường hợp GERD nặng theo phân loại Los Angeles mức độ C và D: Thời gian điều trị 4 tuần với PPI đa số cho kết quả liền viêm và trào ngược rất tốt. Liều esomeprazole 40mg tỏ ra hiệu quả hơn Omeprazole 20mg, Lansoprazole 30mg và Pantoprazole 40mg. Gần đây một số nghiên cứu cho thấy Dexlansoprazole liều 60mg cũng đạt kết quả rất tốt.

Phối hợp thuốc để hỗ trợ điều chị trào ngược dạ dày

Ảnh minh họa: Phối hợp thuốc để hỗ trợ điều chị trào ngược dạ dày

4.     Điều trị duy trì

-  Tại sao phải điều trị duy trì: Thường áp dụng cho những bệnh nhân nặng. Sở dĩ phải điều trị duy trì là do những bệnh nhân GERD nặng theo dõi 6 tháng sau khi ngưng thuốc điều trị có 80% bệnh nhân bị tái phát. Đối với bệnh nhân nhẹ thì tỷ lệ tái phát 15-30%.

-  Chỉ định điều trị duy trì:

+ Viêm thực quản nặng theo phân loại Los Angeles mức độ C và D

+ Hẹp thực quản do GERD

+ Barrett thực quản

-  Thuốc điều trị duy trì: theo khuyến cáo điều trị GERD mới nhất đều xác định PPI là ưu tiên số 1. Thuốc ức chế H2 cũng là một lựa chọn cho điều trị dự phòng trong một số trường hợp cần thiết. Liều lượng trong điều trị duy trì đối với PPI liều tiêu chuẩn, ½ liều tiêu chuẩn, điều trị theo nhu cầu (khi có triệu chứng thì dùng thuốc) và điều trị ngắt quãng.

Điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Ảnh minh họa: Điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Nhìn chung việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào từng bệnh nhân và mức độ bệnh cũng như mức độ đáp ứng thuốc. Nguyên tắc dùng thuốc liều thấp nhất duy trì được kết quả điều trị. Lưu ý khi dùng PPI lâu dài ở bệnh nhân bị nhiễm H.p cần điều trị tiệt trừ H.p.

"Sức khỏe là Khởi nguồn của hạnh phúc"

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám