Viêm gan virus B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do virus viêm gan B (HBV) gây ra làm tổn thương gan. Viêm gan B có thể diễn biến cấp tính, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan. HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể này quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh.
Hiện nay đã có vắc xin dự phòng nên làm giảm rõ rệt số người nhiễm mới HBV.
Ảnh minh họa: Viêm gan B là gì?
2. Bệnh viêm gan B có thể lây qua đường nào?
Bệnh viêm gan B lây chủ yếu bằng những đường sau:
2.1. Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus
Người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý...
Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan virus B như dùng chung đồ với người bệnh: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy sước; xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai với các vật dụng không được khử trùng đảm bảo,...
Virus siêu vi B có thể sống trong máu khô nhiều ngày nên cực kỳ nguy hiểm.
2.2. Lây nhiễm từ mẹ sang con
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Đường lây chủ yếu là khi thai nhi đi qua âm đạo.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
2.3. Lây nhiễm qua đường tình dục
Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
Ảnh minh họa: Các con đường lây truyền virus viêm gan
- Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho tất cả trẻ em trong vòng 24h sau sinh.
- Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho các đối tượng chưa bị nhiễm HBV. Cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng vắc xin để đối tượng đã bị mắc viêm gan B hay chưa.
- Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con nếu mẹ mắc viêm gan virus B, tránh cho con bú trực tiếp
- Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da khác.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân nhiễm
- Không dùng chung các vật dụng như: dao cạo râu và bàn chải đánh răng,... với người có nhiễm virus viêm gan B.
- Không thực hiện xăm mắt, môi... tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.
- Tầm soát ung thư tiền hôn nhân, nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
- Đối với những người viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên, cứ 3 - 6 tháng một lần đến cơ sở y tế xét nghiệm và siêu âm gan.
Ảnh minh họa: Phòng ngừa viêm gan B như thế nào?
Phòng khám đa khoa Hoàng Long luôn đồng hành bảo vệ lá gan của bạn trong sàng lọc viêm gan virus B với đầy đủ những xét nghiệm như HBsAg, HBeAg, Anti Hbe, HBV-DNA,… mà gần đây nhất là xét nghiệm HBcrAg. Bệnh nhân khi đến khám hoàn toàn yên tâm khi được thăm khám và điều trị với đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao: GS.TS Đào Văn Long; PGS.TS Nguyễn Duy Thắng; BS CKII Phạm Thị Lan Hương;… Đã có rất nhiều bệnh nhân điều trị viêm gan virus tại phòng khám đã về ngưỡng an toàn, mang lại niềm vui cho người bệnh.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong