Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý có diễn biến dai dẳng gây ra những triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân mắc bệnh có thể giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả. Vậy hiện nay, có những kỹ thuật nào có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý này?
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,…
► Đọc thêm: Cách nhận biết dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ảnh minh họa: Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản
• Ợ hơi, ợ chua
• Buồn nôn, nôn
• Đau tức ngực, khó thở
• Nuốt nghẹn
• Khản giọng và ho, viêm họng kéo dài
• Miệng tiết nhiều nước bọt
• Đắng miệng
Ai nên thực hiện những thăm dò chức năng trào ngược dạ dày thực quản
Kỹ thuật thăm dò chẩn đoán bệnh lý trào ngược dạ dày được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế là nội soi tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được bằng kỹ thuật này.
Do đó, trên thế giới hiện nay đã có một số kỹ thuật thăm dò chức năng đường tiêu hóa được áp dụng giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý trào ngược dạ dày như: kỹ thuật đo PH và trở kháng 24h; đo áp lực nhu động thực quản; xét nghiệm peptest... Đây là những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hàng đầu hiện này đã và đang được sử dụng tại các bệnh viện lớn tại Mỹ, Anh, Nhật Bản….
Tại Việt Nam, Phòng khám Đa khoa Hoàng Long tự hào là một trong những cơ sở y tế đầu tiên áp dụng các kỹ thuật này trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản. Mỗi phương pháp có giá trị chẩn đoán riêng và áp dụng cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể, đặc biệt trong các trường hợp triệu chứng không điển hình hoặc không đáp ứng với điều trị.
► Xem thêm: Áp dụng kỹ thuật mới trong quản lý và chẩn đoán GERD
Ảnh minh họa: Ai nên thực hiện những chức năng chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Hãy cùng PKĐK Hoàng Long tìm hiểu tất cả các kỹ thuật này để hiểu hơn về các triệu chứng mà mình gặp phải nhé.
Kỹ thuật đo pH – trở kháng thực quản 24 giờ
Những người điều trị GERD mãi không khỏi, bệnh nhân đau ngực không rõ nguyên nhân hoặc có các triệu chứng GERD ngoài thực quản kéo dài như đau ngực, ho kéo dài, hen suyễn... là đối tượng nên được chỉ định thực hiện kỹ thuật này.
Bệnh nhân sẽ được luồn một catheter nhỏ vào thực quản, đeo máy trong vòng 24 giờ để ghi nhận chính xác số cơn trào ngược, loại dịch trào ngược và sự tương xứng với khi xuất hiện các triệu chứng.
Đây được coi là phương pháp chính xác nhất, là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Theo đó, nếu chỉ số AET là thời gian niêm mạc thực quản tiếp xúc với acid trên 6% , bệnh nhân được chẩn đoán xác định bị trào ngược bệnh lý. Dưới ngưỡng này rất có thể người bệnh đang gặp các triệu chứng nóng rát chức năng và cần được theo dõi thêm với các chỉ định điều trị phù hợp hơn.
Đo điện thế niêm mạc thực quản
Người bệnh có các triệu chứng điển hình như nóng rát vùng xương ức, trào ngược; triệu chứng nghi ngờ trào ngược ngoài thực quản như ho, rát họng kéo dài đã được loại trừ bệnh lý hô hấp... sẽ được chỉ định áp dụng kỹ thuật này.
Ảnh: Đo điện thế niêm mạc ngay trong quá trình nội soi dạ dày tại PKĐK Hoàng Long
Đây là phương pháp được tiến hành ngay trong quá trình nội soi dạ dày. Theo đó, một catheter có điện cực ở đầu sẽ được đưa qua dây nội soi và tiếp xúc với bề mặt niêm mạc, từ đó đánh giá khả năng dẫn điện (điện thế niêm mạc) của niêm mạc bệnh nhân. Căn cứ vào kết quả đo được sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng đưa ra định hướng cho nhóm bệnh nhân có trào ngược từ đó có các phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Đo áp lực và nhu động thực quản
Đây là phương pháp giúp đánh giá áp lực các cơ thắt cũng như nhu động của thực quản. Bệnh nhân có một số bệnh lý rối loạn áp lực cơ thắt thực quản (co thắt tâm vị) hoặc nhu động thực quản (không có nhu động, thực quản tăng co bóp v.v…) có thể gây ra các triệu chứng tương tự như GERD.
Ảnh minh họa: Đo áp lực và nhu động thực quản tại PKĐK Hoàng Long
Vì vậy những bệnh nhân GERD không đáp ứng với điều trị thuốc; bệnh nhân trước khi phẫu thuật cơ thắt thực quản dưới; bệnh nhân cần xác định vị trí cơ thắt thực quản dưới để phục vụ đo pH-trở kháng 24 giờ... là những đối tượng cần được chỉ định áp dụng phương pháp này.
Xét nghiệm Peptest
Đây là xét nghiệm định tính và định lượng nồng độ pepsin trong nước bọt được áp dụng cho những bệnh nhân không thể thực hiện được nội soi như trẻ em, phụ nữ có thai, người bị trào ngược ngoài thực quản. Theo đó, nếu kết quả cho thấy sự có mặt của pepsin là chất có mặt trong dịch dạ dày xuất hiện trong nước bọt chứng tỏ người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản và cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh lý này.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong