Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên trào ngược vào thực quản. Dòng trào ngược này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của bạn.
Rất nhiều người trải qua tình trạng trào ngược dạ dày từ ngày này qua ngày khác. GERD là tình trạng trào ngược dạ dày mức độ nhẹ diễn ra ít nhất 1 lần trong 2 tuần, diễn ra ít nhất 1 lần trong vòng một tuần.
Đa phần mọi người có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của GERD bằng cách thay đổi lối sống hoặc sử dụng các thuốc kê đơn. Tuy nhiên đối với một vài bệnh nhân GERD cần sự dụng các loại thuốc nặng hơn hoặc cần phẫu thuật để làm giảm nhẹ các triệu chứng.
• Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng) thường xảy ra sau khi ăn, cảm giác đó có thể tồi tệ hơn vào ban đêm
• Tức ngực
• Nuốt khó, nuốt vướng
• Trào ngược thức ăn hoặc dịch vị
• Cảm giác bị mắc, chèn ở cổ họng
Ảnh minh họa: Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản
Nếu bạn bị trào ngược axit vào ban đêm, bạn cũng có thể gặp phải:
• Ho mãn tính
• Viêm thanh quản
• Hen suyễn
• Giấc ngủ bị gián đoạn
Cần tìm đến các cơ sở y tế ngay lập tức khi bạn có triệu chứng đau ngực, đặc biệt đi kèm với tình trạng khó thở, đau hàm hoặc cánh tay. Đây có thể là triệu chứng của cơn đau thắt ngực. Nên đi khám bác sĩ nếu bạn:
• Trải qua các triệu chứng GERD nghiêm trọng hoặc thường xuyên
• Ợ nóng hơn 2 lần/tuần.
Ảnh - Đo áp lực và nhu động thực quản - một trong các phương pháp chẩn đoán GERD
GERD xảy ra do tình trạng trào ngược axit diễn ra thường xuyên. Bình thường khi nuốt, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra để thức ăn, các dịch lỏng di chuyển vào dạ dày. Sau đó cơ thắt này sẽ đóng lại.
Ở người bị trào ngược có sự bất thường hoặc suy yếu của cơ thắt thực quản, dẫn đến tình trạng cơ thắt này đóng/mở không tốt. Do đó, axit, thức ăn, dịch vụ từ dạ dày có thể chảy ngược vào thực quản của bạn. Khi hiện tượng này xảy ra thường xuyên, gây nên các triệu chứng viêm thì khi đó, người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản.
Ảnh minh họa: Những nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản
- Béo phì
- Thoát vị cơ hoành
- Mang thai
- Các bệnh lý mô liên kết ( ví dụ như Xơ cứng bì)
- Chậm làm rỗng dạ dày.
Các yếu tố làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn:
- Hút thuốc lá
- Ăn quá no trong một bữa ăn hoặc ăn đêm muộn.
- Ăn nhiều chất béo, đồ chiên xào
- Thói quen uống các loại nước có cồn, có ga
- Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin
• Chít hẹp thực quản: Axit trào ngược có thể gây tổn thương phần dưới của thực quản, hình thành các mô sẹo, làm tăng quá trình viêm, phù nề, tắc mạch, thu hẹp đường dẫn thức ăn, dẫn đến tình trạng nuốt khó,nuốt vướng.
• Viêm loét thực quản: Dịch acid có thể gây bào mòn niêm mạc thực quản, hình thành nên các vết loét. Vết loét này có thể gây chảy máu, gây đau, khó nuốt.
• Barret thực quản: Dịch acid dạ dày gây thay đổi cấu trúc lớp niêm mạc đoạn dưới thực quản. Những tổn thương này làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư thực quản.
Ảnh minh họa: Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
• Nội soi: Nội soi bằng các loại dây thông thường chỉ phát hiện được tổn thương viêm thực quản xấp xỉ 50%. Do đó, các thế hệ máy nội soi kỹ thuật cao, có độ phóng đại lớn và chế độ nhuộm màu ảo sẽ cho phép xác định tổn thương và chẩn đoán chính xác hơn.
• Đo Manometry – Đo áp lực và nhu động thực quản: Là phương pháp đo áp lực cơ thắt thực quản dưới cũng như sự co bóp của thực quản có khả năng đẩy axit xuống dạ dày tốt hay không. Từ đó giúp đánh giá nhu động của thực quản, tình trạng áp lực của cơ thắt thực quản trên và dưới để chẩn đoán bệnh trào ngược được chuẩn xác hơn.
• Đo P.H và trở kháng 24h: Đây được coi là phương pháp chính xác nhất, và là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD. Thiết bị này giúp theo dõi lượng axit trong thực quản, xác định axit trào ngược khi nào và trong bao lâu.
• Đo điện thế niêm mạc đường tiêu hóa trên: Khi axit từ dạ dày trào ngược lên sẽ làm tổn hại niêm mạc của thực quản. Phương pháp này góp phần khẳng định tình trạng viêm niêm mạc ở người trào ngược.
• Kỹ thuật Peptest – định lượng pepsin trong nước bọt: Nếu dịch dạ dày đã xuất hiện ở miệng, chứng tỏ người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. Từ đó góp phần chẩn đoán trào ngược được chính xác hơn cho những bệnh nhân không thể thực hiện nội soi như trẻ em, phụ nữ mang thai..
Ảnh - Nội soi tiêu hóa siêu phóng đại tại phòng khám đa khoa Hoàng Long giúp chẩn đoán sớm trào ngược dạ dày
• Có đầy đủ các phương tiện chẩn đoán giúp phát hiện và điều trị bệnh trào ngược dạ dày như nội soi dạ dày thực quản, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng với các kỹ thuật tiên tiến như Đo áp lực và nhu động thực quản, đo điện thế đường tiêu hóa trên,…
• Hệ thống máy nội soi cao cấp, có khả năng phóng đại gấp 300 lần cho hình ảnh sắc nét, chức năng nhuộm màu ảo hiện đại giúp bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương dù là nhỏ nhất và tầm soát được nguy cơ ung thư đường tiêu hóa trên ngay từ giai đoạn đầu.
• Đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao: GS.TS Đào Văn Long; PGS.TS Nguyễn Duy Thắng; BS CKII Phạm Thị Lan Hương;…
• Chi phí khám và điều trị hợp lý, dịch vụ khám chữ bệnh chất lượng cao;
• Liên tục cập nhật các tiến bộ y học mới trên thế giới trong lĩnh vực tiêu hóa thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu với rất nhiều đối tác lớn và uy tín.
Ảnh - Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa tại PKDK Hoàng Long
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 19008904| 024 628 11 331
- Nhắn tin Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong