Tại sao phụ nữ mang thai lại rất dễ bị trĩ và điều trị thế nào cho hiệu quả?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp hơn cả là những người thuộc độ tuổi từ 45 – 60 và phụ nữ có thai. Vậy tại sao phụ nữ mang thai lại dễ bị trĩ? Mời quý vị và các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Báo động - phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị bệnh trĩ

Ảnh minh họa: Báo động - phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (tên gọi dân gian: lòi dom) là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

► Đọc thêm: Trĩ là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì?

Bệnh trĩ là gì?

Ảnh minh họa: Bệnh trĩ là gì?

Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính sau:

Trĩ nội (Internal hemorrhoids)

Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn (vị trí sâu trong ống hậu môn). Do búi trĩ nằm khuất nếu không thể quan sát bằng mắt thường. Hơn nữa trĩ nội thường không gây đau do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

Trĩ ngoại (External hemorrhoids)

Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược (nằm ở bờ của hậu môn) bị giãn phình và tạo thành búi trĩ. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại thường gây khó chịu, vướng víu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ – trĩ nội và trĩ ngoại.

Triệu chứng của bệnh trĩ

• Chảy máu khi đại tiện, máu tươi theo phân hoặc bắn thành tia.

• Sa búi trĩ, tùy vào mức độ và loại trĩ mà người bệnh có thể cảm nhận được.

• Đau rát kèm theo đại tiện khó khăn, có thể ngứa quanh vùng hậu môn.

► Đọc thêm: Trĩ nội phải điều trị thế nào cho hiệu quả?

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ?

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ

Ảnh minh họa: Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ

Một số nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai hay bị trĩ phải kể đến như:

• Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của người mẹ sẽ lớn hơn và gây áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này sưng và gây đau.

• Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng góp phần gây ra bệnh trĩ, vì làm giãn các thành mạch và làm chúng dễ bị sưng hơn.

• Thể tích máu khi mang thai tăng lên gây giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây bệnh trĩ khi mang thai.

Ngoài ra, những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu:

• Táo bón, thường xuyên rặn nhiều khi đi ngoài.

• Tăng cân quá nhiều khi mang thai.

• Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu trong một khoảng thời gian dài.

Với những bà bầu đã từng bị trĩ trong lần mang thai đầu tiên, khi sinh con, nhất là trường hợp sinh thường buộc người mẹ phải rặn mạnh, dùng lực tác động mạnh để đẩy em bé ra ngoài thì có thể khiến gây bị trĩ nặng khi mang thai lần thứ 2, do các cơ chưa kịp hồi phục.

Tùy vào mức độ sưng và vị trí của búi trĩ - có thể là trĩ nội hoặc trĩ ngoại -  bệnh trĩ sẽ gây rất nhiều khó chịu đối với bà bầu. Trường hợp nặng, bệnh trĩ còn làm chảy máu trực tràng, trong hoặc sau đi vệ sinh.

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh như thế nào?

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, việc chữa trĩ cho bà bầu nên dùng thuốc và đặt hậu môn là chính, không nên dùng các biện pháp phẫu thuật can thiệp. Nếu bệnh diễn tiến nặng, bắt buộc phải dùng các biện pháp đó thì phải chờ tới khi sinh xong.

Nếu bị trĩ nặng khi mang thai, nhất là trường hợp búi trĩ sưng quá to, gây đau nhiều và khiến bà bầu không thể đại tiện được thì mới cần can thiệp bằng thủ thuật, tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có biện pháp xử trí thích hợp.

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh như thế nào?

Ảnh minh họa: Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh như thế nào?

Một số biện pháp có thể làm giảm khó chịu cho bà bầu khi bị trĩ:

Ngâm khu vực hậu môn trong nước ấm, có thể ngâm nhiều lần trong ngày;

Luôn giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo;

Sử dụng khăn vải mềm nhúng vào nước ấm lau nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi tiêu hoặc sau khi tắm, tránh kích ứng và giữ cho vùng này luôn khô ráo. 

Làm gì để phòng tránh bị trĩ ở phụ nữ mang thai

• Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều chất xơ, các loại rau củ quả, uống đủ nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày);

• Tránh các tư thế làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng như đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu;

• Tập các bài tập nhẹ nhàng để làm giảm áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng như đi bộ, yoga,...

• Hạn chế táo bón, thay đổi tư thế đi đại tiện bằng cách kê chân lên ghế để giảm áp lực thành hậu môn, không nhịn đại tiện,...;

• Khi các triệu chứng có tiến triển nặng và không cải thiện, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có các hỗ trợ chuyên môn tốt nhất. 

Những lưu ý về bệnh trĩ ở phụ nữ có thai

Ảnh minh họa: Những lưu ý về bệnh trĩ ở phụ nữ có thai

► Đọc thêm: Hướng dẫn theo dõi sau thủ thuật thắt trĩ

Điều trị trĩ ở đâu tốt nhất?

Điều trị bệnh trĩ tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Ảnh: Điều trị bệnh trĩ tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đã áp dụng công nghệ của Mỹ để thắt các búi trĩ nội độ I, độ II bằng vòng cao su ống mềm. Đây là phương pháp hiện đại giúp làm giảm các biến chứng của bệnh trĩ gây ra như: chảy máu hậu môn, đau do nghẹt búi trĩ,.... Sau thủ thuật phần lớn bệnh nhân được theo dõi tại nhà, rất ít trường hợp bệnh nhân cần nhập viện theo dõi trong vòng 24 giờ; điều này bác sỹ thực hiện thủ thuật hoặc bác sỹ khám sẽ có chỉ định cụ thể.

Đội ngũ y bác sĩ tại Phòng khám đều là các chuyên gia hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa gan mật đến từ các bệnh viện lớn trong cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,...

Đặc biệt, ngoài việc xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ còn tư vấn về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và điều trị tại đây. 

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám