Tại sao thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày lại có tác dụng điều trị loét dạ dày?

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có tác dụng điều trị loét dạ dày tá tràng do chúng làm tăng cường  hàng rào bảo vệ của dạ dày, ngăn ngừa tác động của acid và pepsin lên acid dạ dày. 

Misoprostol

Tổ chức an toàn thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng Misoprotol trong các trường hợp loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân có tác dụng không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, tăng co bóp tử cung ở phụ nữ có thai gặp ở 30% các trường hợp dùng misoprostol , vì vậy hiện tại thuốc này ít được sử dụng.

Tại sao thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày lại có tác dụng điều trị loét dạ dày?

Ảnh minh họa: Tại sao thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày lại có tác dụng điều trị loét dạ dày?

Sucralfate

Đây là một phức hợp giữa octasulfate của sucrose với hydroxid nhôm Al(OH)3. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa tác động của acid và pepsin lên niêm mạc dạ dày nhất là tại ổ loét. Trong môi trường acid, sucralfate tạo thành một màng polymer dày bám trên niêm mạc dạ dày và bề mặt ổ loét kéo dài tới 6 giờ. Thuốc cũng ngăn ngừa sự phá hủy protein của pepsin và nó cũng có tác dụng như 1 thuốc bảo vệ tế bào do kích thích bài tiết prostaglandin và kích thích sự tái tạo của các tế bào lớp biểu mô. Sucralfate còn liên kết với muối mật nên nó cũng được chỉ định trong các trường hợp tổn thương dạ dày và thực quản do trào ngược dịch mật

Chỉ định: Trong lâm sàng, sucralfate được dùng điều trị các bệnh liên quan tới bài tiết acid dịch vị, tuy nhiên nó thường được ưu tiên trong các trường hợp sau:

- Dự phòng loét do stress ở những bệnh nhân bị bệnh nặng có nguy cơ viêm phổi

- Các trường hợp viêm loét mà không có đáp ứng với thuốc ức chế bài tiết acid bao gồm cả chứng loét ở miệng và thực quản do phóng xạ, loét aptơ và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản do dịch mật.

Viêm loét dạ dạ

Ảnh minh họa: Viêm loét dạ dạ

► Đọc thêm:  Vì sao nhiều người uống men vi sinh cả năm mà hệ tiêu hóa không được cải thiện?

Tác dụng không mong muốn: Có khoảng 2% bị tác dụng không mong muốn là táo bón. Ở những  bệnh nhân bị suy thận không nên dùng vì có một lượng nhỏ nhôm bị hấp thu vào máu. Cũng không nên phối hợp các antacid có chứa nhôm với sucralfate.

Liều lượng và cách sử dụng:

• Do thuốc được hoạt hóa trong môi trường acid nên nó cần được uống trước bữa ăn 1 giờ và 1 ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 gam. Trường hợp điều trị duy trì, dùng 2 lần 1 ngày, mỗi lần 1 gam.

• Do thuốc tạo ra một màng nhầy bám vào dạ dày nên nó có thể ức chế hấp thu của một số thuốc, vì vậy nếu bệnh nhân cần phải dùng các thuốc khác thì sucralfat nên uống sau ít nhất 2 giờ

Rebamipide

Là một thuốc có tác  dụng bảo vệ tế bào. Cơ chế tác dụng của thuốc do làm tăng tổng hợp prostaglandin ở niêm mạc dạ dày, ức chế việc tạo ra các gốc tự do đồng thời cũng giúp làm sạch các gốc tự do, ngăn chặn việc tạo ra các cytokine gây viêm và làm giảm xâm nhập của các tế bào viêm vào niêm mạc dạ dày.

Gân đây các nghiên cứu cho thấy thuốc có nhiều tác động có lợi đối với niêm mạc dạ dày như thúc đẩy sự hồi phục của Shh, một chất có vai trò trong biệt hóa các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng giúp điều chỉnh các bất thường về mặt tín hiệu của MAPK, ức chế quá trình chết của tế bào v.v... Từ năm 1990, rebamipide đã được sử dụng  tại Nhật Bản và hiện được dùng khá rộng rãi tại các nước châu Á và Ai
Cập.

Chỉ định:

- Làm tăng tác dụng liền ổ loét dạ dày tá tràng sau điều trị diệt H.p

- Với các ổ loét lớn, khi phối hợp với PPI, quá trình liền sẹo nhanh hơn

- Có thể điều trị chứng khó tiêu chức năng.

- Gần đây người ta còn nghiên cứu sử dụng rebamipide trong điều trị bệnh gây loét đại tràng.

- Phối hợp với PPI trong điều trị GERD và trong dự phòng loét do thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

Liều dùng:

Liều thường dùng 100mg x 3 lần/ngày. Đây là loại thuốc khá an toàn, tác dụng không mong muốn chỉ chiếm 0,54% và thường là nhẹ.

Mua thuốc dễ dàng - an tâm phục vụ tại nhà thuốc phòng khám đa khoa Hoàng Long

Ảnh: Mua thuốc dễ dàng - an tâm phục vụ tại nhà thuốc phòng khám đa khoa Hoàng Long

Để được liên hệ đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu điều trị về các bệnh thực quản dạ dày nói riêng, và các bệnh tiêu hóa nói chung, vui lòng liên hệ tới thông tin liên hệ dưới đây để nhận được tư vấn tốt nhất.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám