Bệnh viêm gan C vi rút C là bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan C (HCV) gây ra. Tỉ lệ nhiễm HCV trên thế giới khoảng 1-3% dân số. Đây là một trong những căn bệnh hàng đầu gây ra bệnh gan mạn tính.
Ảnh minh họa: Bệnh viêm gan C là gì?
Viêm gan C là một vi rút lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con và qua con đường tình dục, trong đó phương thức lây truyền qua đường máu là phổ biến nhất như tiêm thuốc bằng kim bị nhiễm bệnh, sử dụng hoặc tái sử dụng các thiết bị y tế chưa được khử trùng đúng cách, nhận truyền máu hoặc các chế phẩm máu không được sàng lọc đầy đủ, sử dụng các vật dụng có tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh.
► Đọc thêm bài viết: Phải làm gì khi xét nghiệm thấy viêm gan C dương tính?
Viêm gan C chia thành 2 giai đoạn: viêm gan C cấp tính và viêm gan C mạn tính
• Giai đoạn viêm gan C cấp tính: là giai đoạn vi rút phát triển trong vòng 2 tuần đầu đến 6 tháng sau khi vi rút xâm nhập vào máu của người. Khoảng 25% các trường hợp nhiễm viêm gan C có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
• Giai đoạn viêm gan C mạn tính: là giai đoạn nhiễm vi rút viêm gan C trên 6 tháng.
• Nam giới
• Lớn tuổi
• Thời gian nhiễm
• Sử dụng rượu
• Tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường
• Gan thoái hóa mỡ
• Nhiễm HIV hoặc các tình trạng suy giảm miễn dịch
Ảnh minh họa: Khám viêm gan C ở đâu tốt
• Thời gian ủ bệnh của vi rút viêm gan C khá dài (khoảng từ 6-8 tuần). Bệnh nhân phần lớn không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi có biểu hiện xơ gan.
• Đôi khi có thể có mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, đau cơ, vàng dạ nhẹ.
• Một số các biểu hiện khác như: Đau khớp, viêm khớp, tóc dễ rụng…
► Đọc thêm bài viết: Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Bệnh thường chuyển từ cấp tính sang mạn tính, nếu không điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ bị xơ gan, suy gan và ung thư gan. Do đó việc chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm gan C là rất quan trọng, đặc biệt trên các đối tượng có nguy cơ cao và có yếu tố lây nhiễm.
Xét nghiệm tìm kháng thể chống vi rút viêm gan C: là xét nghiệm đầu tiên cần làm để xác đinh sự tồn tại của kháng thể kháng vi rút. Kháng thể là các thành phần do hệ miễn dich của con người ta ra nhằm đào thải vi rút, thường xuất hiện sau khoảng 12 tuần sau nhiễm vi rut viêm gan C.
Khi tìm thấy kháng thể chống vi rút viêm gan C trong máu, cần thiết tiến hành thêm các xét nghiệm:
• Đo tải lượng vi rút: đây là xét nghiệm dung để đo tải lượng vi rút trong máu người bị nhiễm.
• Xét nghiệm chức năng gan: là xét nghiệm đo nồng độ men gan, đánh giá mức độ gan tổn thương.
• Bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm xác đinh kiểu gen của vi rút gây bệnh để có phác đồ điều trị cũng như tiên lượng điều trị tốt hơn. Các xét nghiệm kiểm tra mức độ tổn thương gan như siêu âm đàn hồi mô gan, sinh thiết gan….
Ảnh: Thăm khám và điều trị viêm gan C tại phòng khám đa khoa Hoàng Long
• Khoảng 15-45% người bệnh nhiễm viêm gan C cấp có thể tự khỏi.
• Người bệnh nên nghỉ ngơi, điều tri triệu chứng.
• Không khuyến cáo điều trị thuốc đặc hiệu cho người nhiễm viêm gan C cấp. tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh ở giai đoạn cấp có các biểu hiện nặng, đe dọa tính mạng, sẽ được xem xét điều trị đặc hiệu. Tiến hành theo dõi, kiểm tra định kì tải lượng vi rút sau điều trị.
• Phương pháp điều trị cho người bệnh nhiễm viêm gan C mạn tính phụ thuốc vào xét nghiệm xác đinh kiểu gen vi rút, bệnh lý đi kèm, các chống chỉ định và tương tác thuốc.
• Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 12-24 tuần
• Các thuốc điều trị viêm gan C hiện nay như: Pegintergeron, ribavirin, sofosbuvir, daclatavir, ledipasvir….
• Theo dõi sau khi ngưng điều trị 24 tuàn để đảm bảo không bị tái phát
• Theo dõi biến chứng ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) bằng siêu âm ổ bụng và xét nghiệm AFP mỗi 3-6 tháng.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong