Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đối với một số người, nhiễm viêm gan B trở thành mãn tính, có nghĩa là nó kéo dài hơn sáu tháng. Bị viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan.
Hầu hết người trưởng thành mắc viêm gan B có thể phục hồi hoàn toàn, ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng rất nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh và trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm viêm gan B mạn tính (lâu dài).
Vắc-xin có thể ngăn ngừa viêm gan B, nhưng hiện nay chưa có cách chữa trị nếu mắc bênh. Nếu bị nhiễm bệnh, thì cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định giúp ngăn ngừa lây lan vi-rút sang người khác.
Ẩnh minh họa: Viêm gan B là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm gan B có thể bao gồm:
• Đau bụng
• Nước tiểu sẫm màu
• Sốt
• Đau khớp
• Ăn không ngon
• Buồn nôn và nôn
• Cơ thể yếu và mệt mỏi
• Da và củng mạc mắt vàng
Ảnh - PKDK Hoàng Long - địa chỉ tin cậy chữa viêm gan B
Nếu bạn tiếp xúc với người bị viêm gan B, hoặc có dấu hiệu hay triệu chứng của viêm gan B, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Điều trị phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nếu được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi phơi nhiễm.
Nguyên nhân
Viêm gan B là do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus này được truyền từ người sang người qua máu, qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc các chất dịch cơ thể khác. Nó không lây lan bằng cách hắt hơi hoặc ho.
Những cách phổ biến mà HBV có thể lây lan là:
• Quan hệ tình dục: Bạn có thể bị viêm gan B nếu có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh. Vi-rút có thể truyền sang bạn nếu máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể bạn.
• Dùng chung kim tiêm: HBV dễ dàng lây lan qua kim và ống tiêm bị nhiễm máu. Dùng chung dụng cụ tiêm truyền tĩnh mạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
• Tiếp xúc với bơm kim tiêm dính máu: Viêm gan B là mối lo ngại cho nhân viên chăm sóc sức khỏe và bất kỳ ai khác tiếp xúc với máu người.
• Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV có thể truyền virut cho em bé trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh có thể được tiêm phòng để tránh bị nhiễm bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về xét nghiệm viêm gan B nếu bạn đang mang thai hoặc muốn mang thai.
Ảnh minh họa: Con đường lây nhiễm viêm gan B
Nhiễm viêm gan B có thể là ngắn hạn (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính).
• Nhiễm viêm gan B cấp tính kéo dài dưới sáu tháng. Hệ thống miễn dịch có khả năng có thể loại bỏ virus viêm gan B cấp tính khỏi cơ thể, sau đó cơ thể sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng một vài tháng. Hầu hết những người trưởng thành thường bị viêm gan B cấp tính, tuy nhiên đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng mãn tính.
• Nhiễm viêm gan B mãn tính kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Virus tồn tại bởi vì hệ thống miễn dịch của bạn không thể chống lại chúng. Nhiễm viêm gan B mãn tính có thể kéo dài suốt đời, dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan.
• Khi mắc viêm gan B ở tuổi càng trẻ - đặc biệt là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 5 tuổi - nguy cơ bệnh trở thành mạn tính càng cao. Viêm gan B mạn tính có thể không phát hiện được trong nhiều thập kỷ cho đến khi xuất hiện bệnh lý gan nghiêm trọng.
Viêm gan B lây lan khi tiếp xúc với máu, quan hệ tình dục hoặc các chất dịch cơ thể khác từ người bị nhiễm bệnh. Nguy cơ nhiễm viêm gan B tăng lên nếu:
• Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình hoặc với người bị nhiễm HBV.
• Dùng chung kim tiêm trong khi sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.
• Quan hệ đồng tính nam.
• Sống với người bị nhiễm HBV mạn tính.
• Đứa trẻ sinh ra từ một người mẹ bị nhiễm bệnh.
• Làm việc tiếp xúc trực tiếp với máu.
• Du lịch đến các khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao, như Châu Á, Quần đảo Thái Bình Dương, Châu Phi và Đông Âu
Bị nhiễm HBV mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
• Xơ gan: Tình trạng viêm liên quan đến virus viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan lan rộng (xơ gan), có thể làm giảm khả năng hoạt động của gan.
• Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ ung thư gan cao.
• Suy gan: Suy gan cấp tính là tình trạng các chức năng quan trọng của gan ngừng hoạt động. Khi xảy ra, ghép gan là cần thiết để duy trì sự sống.
• Các điều kiện khác: Những người bị viêm gan B mãn tính có thể bị bệnh thận hoặc viêm mạch máu.
Vắc-xin viêm gan B được khuyến nghị cho:
• Trẻ sơ sinh
• Trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng khi sinh.
• Những người làm việc trong môi trường có người khuyết tật
• Những người sống chung với người bị viêm gan B
• Những người làm việc tiếp xúc với máu
• Bất cứ ai bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục trong đó có cả HIV
• Quan hệ tình dục đồng tính nam
• Quan hệ tình dục với nhiều người
• Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B
• Những người tiêm chích ma túy hoặc dùng chung kim tiêm, ống tiêm
• Người mắc bệnh gan mãn tính
• Người bị bệnh thận giai đoạn cuối
• Du khách có kế hoạch đi đến một khu vực trên thế giới có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao.
Ảnh minh họa: Phòng ngừa viêm gan B
Một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro nhiễm HBV:
• Biết tình trạng HBV của bạn tình: Không nên quan hệ tình dục không được bảo vệ trừ khi chắc chắn rằng bạn tình của mình không bị nhiễm HBV hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác.
• Sử dụng bao cao su: Sử dụng mỗi khi quan hệ tình dục nếu không biết tình trạng sức khỏe của bạn tình. Hãy nhớ rằng mặc dù bao cao su có thể làm giảm nguy cơ mắc HBV, nhưng chúng không đảm bảo loại trừ hoàn toàn nguy cơ.
• Không sử dụng chất gây nghiện: Dừng sử dụng các chất gây nghiên. Nếu không, hãy sử dụng kim tiêm vô trùng, không dùng chung kim tiêm với người khác.
• Thận trọng khi xỏ lỗ hoặc xăm: Nếu muốn xỏ khuyên hay xăm hình thì hãy tìm một cửa hàng uy tín, hỏi về cách làm sạch thiết bị và chắc chắn rằng kim đã được vô trùng. Nếu không được trả lời đầy đủ thì hãy tìm một cửa hàng khác.
• Tham khảo tiêm vắc-xin viêm gan B trước khi bạn đi du lịch: Nếu chuẩn bị đi du lịch đến một khu vực phổ biến về bệnh viêm gan B, hãy hỏi bác sĩ về vắc-xin viêm gan B trước.Văc xin viêm gan B bao gồm ba mũi tiêm trong khoảng thời gian sáu tháng.
Bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương gan, chẳng hạn như vàng da hoặc đau bụng. Các xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán viêm gan B hoặc các biến chứng của nó là:
• Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể phát hiện các dấu ấn của virus viêm gan B trong cơ thể và cho biết đó là cấp tính hay mãn tính. Xét nghiệm máu cũng có thể xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với bệnh.
• Siêu âm gan: Một siêu âm đặc biệt được gọi là siêu âm thoáng qua có thể cho thấy mức độ tổn thương gan.
• Sinh thiết gan: Sử dụng một mẫu mô gan nhỏ để xét nghiệm (sinh thiết gan) kiểm tra tổn thương gan. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng xuyên qua da vào gan để bấm lấy một mẫu mô, sau đó đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm.
Ảnh minh họa: Phát hiện viêm gan B nhờ xét nghiệm
Các bác sĩ đôi khi xét nghiệm viêm gan B ở cả một số người khỏe mạnh vì vi-rút có thể gây hại cho gan trước khi biểu hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng. Tham khảo ý kiến bác sĩ về sàng lọc viêm gan B nếu bạn:
• Đang mang thai
• Sống với người bị viêm gan B
• Có nhiều bạn tình
• Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B
• Quan hệ tình dục đồng tính nam
• Có tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục
• Bị HIV hoặc viêm gan C
• Xét nghiệm men gan với kết quả bất thường không giải thích được
• Chạy thận
• Uống thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như những loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa thải ghép sau khi cấy ghép nội tạng
• Sử dụng các chất gây nghiện
• Ở trong tù
• Được sinh ra ở một quốc gia phổ biến bệnh viêm gan B, bao gồm Châu Á, Quần đảo Thái Bình Dương, Châu Phi và Đông Âu
• Có cha mẹ hoặc con nuôi từ những nơi phổ biến bệnh viêm gan B, bao gồm Châu Á, Quần đảo Thái Bình Dương, Châu Phi và Đông Âu.
• Nếu bạn đã tiếp xúc với vi-rút viêm gan B và không chắc chắn rằng mình đã được tiêm vắc-xin hay chưa, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Tiêm immunoglobulin (một loại kháng thể) được tiêm trong vòng 12 giờ sau khi nhiễm virut có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị viêm gan B. Phương pháp pháp điều trị chỉ có tác dụng bảo vệ ngắn hạn, sau đó bạn nên tiêm vắc-xin viêm gan B ngay nếu chưa từng được tiêm.
• Điều trị nhiễm trùng viêm gan B cấp tính: Nếu bác sĩ xác định nhiễm trùng viêm gan B là cấp tính - nghĩa là virus tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ tự khỏi - thì có thể không cần điều trị. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên nên nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và uống nhiều nước giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Trong trường hợp nghiêm trọng, sử dụng thuốc kháng vi-rút hoặc nằm viện là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng.
• Điều trị nhiễm viêm gan B mãn tính: Hầu hết những người được chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B mãn tính cần điều trị trong suốt quãng đời còn lại. Điều trị giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ngăn bạn truyền bệnh cho người khác. Điều trị viêm gan B mãn tính có thể bao gồm:
• Thuốc kháng vi-rút: Một số loại thuốc chống vi-rút - bao gồm entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread), lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera) và telbivudine (Tyzeka) - có thể giúp chống lại virus và làm chậm khả năng gây hại cho gan của bạn. Những loại thuốc này được sử dụng bằng đường uống. Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc có thể phù hợp với bạn.
• Tiêm interferon: Interferon alfa-2b (Intron A) là chất nhân tạo của một chất được cơ thể sản xuất để chống nhiễm trùng. Nó được sử dụng chủ yếu cho những người trẻ tuổi mắc bệnh viêm gan B muốn tránh điều trị lâu dài hoặc những phụ nữ muốn mang thai trong vòng vài năm, sau khi hoàn thành liệu trình trị liệu hữu hạn. Interferon không nên được sử dụng trong khi mang thai. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nôn, khó thở và trầm cảm.
• Ghép gan: Nếu gan của bạn đã bị tổn thương nghiêm trọng, ghép gan có thể là một lựa chọn. Trong quá trình ghép gan, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ gan bị tổn thương của bạn và thay thế nó bằng một lá gan khỏe mạnh. Hầu hết gan được ghép đến từ các người hiến tạng đã qua đời, một số lượng nhỏ đến từ các người hiến còn sống hiến một phần gan của họ.
• Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà: Quan hệ tình dục an toàn; Không dùng chung các dụng cụ chăm sóc cá nhân; không dùng chung kim tiêm và ống tiêm..
Ảnh - Xét nghiệm máu có thể phát hiện các dấu ấn của virus viêm gan B
• Tìm hiểu về viêm gan B và có biện pháp chủ động phòng ngừa.
• Luôn kết nối với bạn bè và gia đình: Bạn không thể lây bệnh viêm gan B thông qua tiếp xúc thông thường, vì vậy đừng tự cắt đứt với những người có thể hỗ trợ.
• Chăm sóc bản thân: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.
• Chăm sóc gan của bạn: Không uống rượu hoặc dùng thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Được xét nghiệm viêm gan A và C. Tiêm vắc-xin viêm gan A nếu cần thiết.
- Hệ thống máy nội soi cao cấp, máy siêu âm nội soi hiện đại, máy đo độ xơ hóa gan... giúp bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý ở gan mật;
- Đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao: GS.TS Đào Văn Long; PGS.TS Nguyễn Duy Thắng; BS CKII Phạm Thị Lan Hương;…
- Chi phí khám và điều trị hợp lý, dịch vụ khám chữ bệnh chất lượng cao;
- Điều trị bệnh viêm gan B theo phác đồ phù hợp với từng người bệnh.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 19008904| 024 628 11 331
- Nhắn tin Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong