1. Tổng quan
• Viêm dạ dày là một thuật ngữ chung cho một nhóm các tình trạng có đặc điểm chung là: viêm niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày thường là kết quả của việc nhiễm cùng một loại vi khuẩn gây ra hầu hết các vết loét dạ dày. Việc sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau và uống quá nhiều rượu cũng có thể góp phần gây viêm dạ dày.
• Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính), hoặc xuất hiện chậm theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, viêm dạ dày không nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh chóng khi được điều trị.
2. Triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày có thể bao gồm:
- Cồn cào, đau rát vùng bụng trên, nhất là trước bữa ăn. Tình trạng này có thể được cải thiện sau khi ăn.
- Buồn nôn
- Nôn
- Có cảm giác đầy bụng sau khi ăn
Tuy nhiên, viêm dạ dày không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ
Gần như tất cả mọi người đều đã từng có những giai đoạn khó tiêu hoặc kích thích dạ dày. Hầu hết các trường hợp khó tiêu đều xảy ra trong thời gian ngắn và không cần chăm sóc y tế. Bạn cần gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn, đau dạ dày xảy ra sau khi dùng thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn, đặc biệt là aspirin hoặc thuốc giảm đau khác.
Trong trường hợp nôn ra máu, trong phân có máu hoặc phân có màu đen, hãy gặp ngay bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Ảnh minh họa: Viêm dạ dày khi nào cần đi khám bác sĩ
4. Nguyên nhân
Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Khi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị suy yếu hoặc tổn thương sẽ cho phép dịch tiêu hoá làm huỷ hoại và kích ứng niêm mạc. Một số bệnh và tình trạng có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, bao gồm bệnh Crohn và bệnh sarcoidosis, một tình trạng mà một nhóm các tế bào viêm phát triển trong cơ thể.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày của bạn bao gồm:
• Nhiễm khuẩn: Mặc dù nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những bệnh nhiễm trùng ở người phổ biến nhất trên toàn thế giới, nhưng chỉ một số người bị nhiễm trùng phát triển viêm dạ dày hoặc các rối loạn tiêu hóa trên khác. Các bác sĩ tin rằng sự tổn thương đối với vi khuẩn có thể được di truyền hoặc có thể do lựa chọn lối sống, chẳng hạn như hút thuốc và chế độ ăn uống.
• Sử dụng các thuốc giảm đau thường xuyên: Thuốc giảm đau thông thường - như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen (Aleve, Anaprox) - có thể gây ra cả viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Sử dụng các thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá nhiều các loại thuốc này có thể làm giảm một chất quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn.
• Tuổi cao: Người cao tuổi có nguy cơ viêm dạ dày cao hơn vì niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần đi theo thời gian, người cao tuổi cũng dễ bị nhiễm H. pylori hoặc rối loạn tự miễn hơn so với người trẻ tuổi.
• Sử dụng rượu quá mức: Rượu có thể gây kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa. Lạm dụng rượu quá mức có nhiều khả năng gây viêm dạ dày cấp tính.
• Stress: Những căng thẳng có nguyên nhân từ các cuộc phẫu thuật, chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày cấp tính.
• Hệ miễn dịch của bạn tự tấn công các tế bào trong dạ dày: Được gọi là viêm dạ dày tự miễn, loại viêm dạ dày này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bạn tấn công các tế bào nằm ở niêm mạc dạ dày của bạn. Phản ứng này có thể làm bào mòn hàng rào bảo vệ dạ dày của bạn.
• Viêm dạ dày tự miễn là phổ biến hơn ở những người bị kèm các rối loạn tự miễn khác, bao gồm bệnh Hashimoto và bệnh tiểu đường loại 1. Viêm dạ dày tự miễn cũng có thể liên quan đến thiếu vitamin B-12.
• Các bệnh và điều kiện khác: Viêm dạ dày có thể liên quan đến các tình trạng y tế khác, bao gồm HIV/AIDS, bệnh Crohn và nhiễm ký sinh trùng.
5. Biến chứng
Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và chảy máu dạ dày. Một số dạng viêm dạ dày mãn tính đôi khi có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là nếu niêm mạc dạ dày quá mỏng và có sự thay đổi các tế bào. Do đó, hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu các dấu hiệu và triệu chứng không cải thiện mặc dù đang sử dụng các biện pháp điều trị viêm dạ dày.
Ảnh - Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
6. Phòng ngừa
Có một số bằng chứng cho thấy vi khuẩn H.Pylori có thể truyền từ người sang người hoặc qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng, chẳng hạn như H. pylori, bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế sử dụng chung các vật dụng cá nhân trong sinh hoạt, sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn...
7. Chẩn đoán
Mặc dù bác sĩ có thể nghi ngờ khả năng mắc viêm dạ dày sau khi hỏi tiền sử bệnh và thực hiện kiểm tra, bạn cũng có thể có một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây để xác định chính xác nguyên nhân:
• Các xét nghiệm xác định vi khuẩn HP: Bác sĩ có thể đề nghị làm các xét nghiệm để xác định xem bạn có vi khuẩn HP hay không. Loại xét nghiệm phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. HP có thể được phát hiện thông quá xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở (test thở).
Để kiểm tra hơi thở, bạn uống một ly nhỏ dịch trong suốt, không mùi vị có chứa carbon phóng xạ. Vi khuẩn HP trong dạ dày phân huỷ chất dịch. Sau một khoảng thời gian, bạn thổi vào một cái túi, túi này được niêm phong ngay sau đó. Nếu bạn bị nhiễm HP, mẫu hơi thở của bạn sẽ chứa carbon phóng xạ.
• Sử dụng dụng cụ để kiểm tra ống tiêu hóa trên (nội soi)
Nếu tìm thấy một khu vực đáng nghi, bác sĩ có thể bấm lấy các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết cũng có thể xác định sự có mặt của vi khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày.
• Chụp X-quang barrit ống tiêu hóa trên
Còn gọi là chụp barit thực quản hoặc chụp kiểm tra ống tiêu hóa trên. Loạt tia X này thiết lập hình ảnh của thực quản, dạ dày và ruột non của bạn để xác định các bất thường. Để dễ dàng nhìn thấy các vết loét, bạn có thể nuốt chất dịch lỏng kim loại màu trắng (có chứa bari) bao phủ đường tiêu hóa của bạn.
Ảnh minh họa: Chẩn đoán viêm dạ dày tại phòng khám đa khoa Hoàng Long
8. Điều trị
Điều trị viêm dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Viêm dạ dày cấp tính do thuốc chống viêm không steroid hoặc rượu có thể thuyên giảm bằng cách ngừng sử dụng các chất đó.
Các loại thuốc dùng để điều trị viêm dạ dày bao gồm:
• Thuốc kháng sinh để tiêu diệt HP: Để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các thuốc kháng sinh, chẳng hạn như clarithromycin (Biaxin) và amoxicillin (Amoxil, Augmentin, những người khác) hoặc metronidazole (Flagyl). Dùng thuốc kháng sinh đầy đủ, đúng liều lượng, thường trong 7 đến 14 ngày.
• Các loại thuốc ức chế sản xuất axit và thúc đẩy chữa lành niêm mạc: Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết axit bằng cách ức chế hoạt động của tế bào sản xuất axit. Những loại thuốc này bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant) và pantoprazole (Protex).
Sử dụng lâu dài các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bổ sung canxi làm giảm nguy cơ này.
• Thuốc làm giảm tiết axit: Thuốc hạn chế sản xuất axit - còn được gọi là thuốc ức chế histamine (H-2) - làm giảm lượng axit được sản xuất trong đường tiêu hóa, giúp giảm đau viêm dạ dày và tăng cường chữa lành niêm mạc. Có sẵn theo toa hoặc không kê đơn, thuốc hạn chế axit bao gồm ranitidine, famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet HB) và nizatidine (Axid AR).
• Thuốc trung hòa axit dạ dày: Bác sĩ có thể kê đơn có chứa một thuốc trung hoà axit. Thuốc trung hoà axit đang có trong dạ dày và có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào thành phần chính.
• Các biện pháp khác: Thay đổi lối sống và thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà
+ Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn: Nếu bạn thường xuyên bị khó tiêu, hãy ăn bữa ăn nhỏ gần nhau để giúp giảm bớt tác dụng của axit dạ dày.
+ Tránh thực phẩm gây kích ứng: Tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là những thực phẩm có vị cay, chua, đồ chiên hoặc béo.
+ Tránh uống rượu: Rượu có thể kích thích niêm mạc dạ dày của bạn.
+ Cân nhắc việc đổi thuốc giảm đau: Nếu sử dụng thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, hãy hỏi bác sĩ xem liệu acetaminophen (Tylenol, những loại khác) có thể là một lựa chọn cho bạn. Thuốc này ít có khả năng làm nặng thêm bệnh dạ dày.
+ Hạn chế dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân thư đũa, thìa, hạn chế thói quen mớm cơm chung, gắp thức ăn...dùng chung đũa
9. Chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long
• Hệ thống máy nội soi cao cấp, có khả năng phóng đại gấp 300 lần cho hình ảnh sắc nét, chức năng nhuộm màu ảo hiện đại giúp bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác tổn thương ở đường tiêu hóa.
• Đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao: GS.TS Đào Văn Long; PGS.TS Nguyễn Duy Thắng; BS CKII Phạm Thị Lan Hương;…
• Chi phí khám và điều trị hợp lý, dịch vụ khám chữ bệnh chất lượng cao;
• Trang bị nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực thăm dò chức năng đường tiêu hóa trên nhằm chẩn đoán điều trị viêm dạ dày và các bệnh lý tiêu hóa,
• Điều trị viêm dạ dày theo phác đồ phù hợp với từng người bệnh. Thuốc kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm.
Ảnh minh họa: Chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày tại phòng khám đa khoa Hoàng Long
10. Để đặt lịch khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long, Quý khách vui lòng liên hệ:
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 19008904| 024 628 11 331
- Nhắn tin Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong