Vi khuẩn HP gây ra bệnh gì?

Hiện nay, có đến 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn Hp, và đây cũng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý về dạ dày, tá tràng. Vậy vi khuẩn HP gây ra bệnh gì? Và phương pháp điều trị vi khuẩn HP là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Trong môi trường acid mạnh như dạ dày, vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp trung hòa độ acid và tồn tại.

Vi khuẩn HP là gì

Ảnh minh họa: Vi khuẩn HP là gì

Vi khuẩn HP gây ra bệnh gì?

Theo thống kê có khoảng 70% dân số Việt Nam nhiễm khuẩn HP, tuy nhiên không phải trường hợp nào nhiễm khuẩn HP cũng gây ra bệnh lý đường tiêu hoá.

Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ở một số trường hợp vi khuẩn HP còn mang một số lợi ích nhất định. Ví dụ người nhiễm một số chủng vi khuẩn HP ít bị các nhiễm trùng đường ruột hơn so với người không nhiễm HP do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển.

► Đọc thêm: Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

vi khuẩn HP, vi khuẩn HP gây ra bệnh gì, điều trị vi khuẩn HP, nhiễm khuẩn HP

Ảnh minh họa: Vi khuẩn HP gây ra bệnh gì?

Vi khuẩn HP có tới hơn 200 loại, khi bị nhiễm, nếu loại HP đó mang gen CagA có độc lực cao sẽ gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên tỷ lệ người nhiễm HP tiến triển thành ung thư dạ dày khá thấp chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày.

Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

Thông thường, bác sĩ sẽ kê phác đồ điều trị HP trong vòng ít nhất 2 tuần, kết hợp các kháng sinh kèm theo một loại số thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong suốt quá trình điều trị.

Tuy nhiên, không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng cần phải tiêu diệt, mà việc điều trị được chỉ định trong các trường hợp sau:

• Điều trị vi khuẩn HP dạ dày cho bệnh nhân được chỉ định trong các trường hợp: viêm dạ dày kết hợp với u MALT, loét dạ dày, ung thư dạ dày;

• Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình đã có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp ở dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày;

• Một số trường hợp cân nhắc điều trị: Thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu, chứng kém tiêu, sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trong thời gian kéo dài hoặc người có nguyện vọng muốn diệt trừ vi khuẩn HP dạ dày.

 

vi khuẩn HP, vi khuẩn HP gây ra bệnh gì, điều trị vi khuẩn HP, nhiễm khuẩn HP

Ảnh minh họa: Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

Do việc lạm dụng thuốc điều trị nên tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn HP cao, khi điều trị cần tuân thủ một số điều dưới đây:

• Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng;

• Trong quá trình điều trị vi khuẩn HP, nếu triệu chứng bệnh không giảm hoặc có bất cứ triệu chứng nào bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn;

• Sau một liệu trình diệt HP, cần phải tái khám để đánh giá hiệu quả tiêu diệt HP;

• Người bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm những chủng HP khác nhau, nên cần có biện pháp phòng bệnh;

• Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế ăn đồ chua, cay, uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá...

• Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress làm bệnh tình trở nên nặng hơn.

Một tháng sau khi ngừng uống thuốc điều trị HP, bệnh nhân cần làm test hơi thở để kiểm tra xem vi khuẩn HP đã điều trị hết hay chưa. Bệnh nhân không dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trong vòng 4 tuần trước đó và cần phải dừng tất cả các thuốc ức chế acid dạ dày kể từ 2 tuần trước khi làm test thở. Nếu trong thời gian này, người bệnh phải dùng thuốc thì nên báo cho bác sĩ biết để có hướng chỉ định phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần nhịn ăn từ buổi tối hôm trước.

► Đọc thêm: Test thở Hp ở đâu và để làm gì?

Phát hiện sớm vi khuẩn HP giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Phòng khám đa khoa Hoàng Long trang bị máy test thở C13, C14 thuộc loại tiên tiến nhất thế giới hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán vi khuẩn H.P qua test thở. Đây là loại máy ưu việt hàng đầu có gắn 02 túi khí, vừa cho giá trị chẩn đoán rất cao (> 95%) vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Khám tiêu hóa ở đâu tốt?

vi khuẩn HP, vi khuẩn HP gây ra bệnh gì, điều trị vi khuẩn HP, nhiễm khuẩn HP

Ảnh: Test thở HP tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Bên cạnh đó, phòng khám cũng đã trang bị đầy đủ các loại dây nội soi từ tiêu chuẩn đến cao cấp ở cả 2 cơ sở, đáp ứng nhu cầu người bệnh cũng như phù hợp kinh phí với mọi người dân. Đáng chú ý nhất là dây soi 7000 phóng đại của hãng Fujifilm, là dòng dây soi cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Nội soi dạ dày bằng dây soi phóng đại có thể giúp bác sĩ phát hiện được mọi tổn thương, đánh giá được các tế bào ung thư sớm - thêm cơ hội kéo dài sự sống cho người bệnh.

Đội ngũ y bác sĩ đều là các chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh Viện Bạch Mai. Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện E,… Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện nội soi dạ dày tại Phòng khám.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám