Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em. Ngoài nguyên nhân chính do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori) thì một nguyên nhân khác không thể không kể đến đó là chế độ dinh dưỡng. Vậy trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, và kiêng ăn gì để hạn chế tình trạng của bệnh?

Vi khuẩn H.P - nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ em

Ảnh minh họa: Vi khuẩn H.P - nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ là gì, triệu chứng của bệnh như thế nào?

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Một số triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

• Trẻ bị đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị);

• Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn;

• Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị;

• Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể táo bón hoặc tiêu chảy;

► Đọc thêm: Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

►  Đọc thêm: Trẻ đau bụng âm ỉ, viêm dạ dày vì nhiễm vi khuẩn HP lây từ người lớn

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ là gì, triệu chứng của bệnh như thế nào?

Ảnh minh họa: Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ là gì, triệu chứng của bệnh như thế nào?

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cho trẻ em?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị, phục hồi sức khỏe cho người bị bệnh. Chế độ ăn nhằm mục đích:

• Bảo vệ niêm mạc dạ dày;

•  Giảm tiết acid dịch vị;

•  Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ;

Trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Một chế độ ăn dinh dưỡng, hợp lý không những giúp cho đường tiêu hóa được khỏe mạnh mà bên cạnh đó còn góp phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ em bị đau dạ dày - tá tràng nên ăn gì, một số thực phẩm cha mẹ cần lưu ý:

•  Sử dụng nguồn protein từ thịt (nạc vai lợn, lườn gà), trứng (hấp, dạng kem caramen, xúp), sữa…;

•  Nên dùng chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

•  Sử dụng nguồn vitamin từ rau củ (khoai tây, khoai lang nhiều beta-caroten và vitamin C…);

•  Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, rau dền…;

•  Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần;

Ảnh minh họa: Trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng nên và không nên ăn gì?

Trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn gì?

•  Các thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn chứa hàm lượng đạm cao, dầu mỡ động vật,…những loại này sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa gây khó chịu cho trẻ.

•  Các thức ăn không phù hợp, gây tổn thương niêm mạc. Những loại thực phẩm cứng, thời gian tiêu hóa lâu như: Rau muống, mướp, bí đỏ,…Các loại thịt chứa nhiều gân,..sẽ gây tổn thương niêm mạc làm dạ dày bị đau.

•  Hạn  chế cho trẻ ăn những loại gây tăng acid dạ dày như: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế...); thực phẩm chua (dấm, mẻ);

•  Các thức ăn gây chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây...

•  Các loại nước ngọt, nước trái cây có ga....

•  Đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp như xúc xích,…

Một số lưu ý khi ăn uống ở trẻ bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho trẻ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán;

Cho trẻ ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, ... để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn;

Nên cho trẻ ăn ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid;

Không để trẻ quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau;

Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày - tá tràng

Ảnh minh họa: Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày - tá tràng

Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa;

Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu.

Nên khám tiêu hóa cho trẻ ở đâu tốt?

Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên sâu về tiêu hóa. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiên tiến, hiện đại, chính xác được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng, lựa chọn. Phòng khám đã trang bị đầy đủ các loại dây soi từ tiêu chuẩn đến cao cấp, dây soi chuyên dụng cho từng đối tượng bệnh nhân đặc biệt là dây soi trẻ em đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh một cách tốt nhất.

Ngoài ra, Phòng khám đa khoa Hoàng Long cơ sở 2 đi vào hoạt động cũng đã được trang bị máy móc vô cùng hiện đại. Bên cạnh hệ thống nội soi hiện đại, phòng khám còn đưa vào sử dụng máy điện dạ dày đồ (duy nhất tại Việt Nam), máy đo áp lực thực quản cao cấp,... 

Khám tiêu hóa cho trẻ tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Ảnh: Khám tiêu hóa cho trẻ tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đều là các chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trong cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,…sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi thăm khám và điều trị tại đây.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám