Chữa bệnh dạ dày bằng thuốc lá ai ngờ không khỏi lại dính luôn cả bệnh gan

PKĐKHL - Chữa bệnh bằng thuốc lá nam được nhiều người ưu ái sử dụng, vì tâm lý chung của người bệnh, thuốc lá có nguồn gốc thảo dược (thuốc Nam, thuốc Đông y) chế biến từ cây cỏ thiên nhiên nên vô hại. Điều này có thật sự đúng trong mọi trường hợp? Mời quý vị và các bạn theo dõi trường hợp dưới đây.

Quan niệm sai lầm về việc tự ý dùng thuốc lá Nam để chữa bệnh

Vừa qua, cô L.T.H 64 tuổi (Thanh Hóa) đến thăm khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long trong tình trạng mệt mỏi, sốt về chiều, vàng da, vàng mắt,... Cô H có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản độ A và viêm loét dạ dày HP. Qua khai thác tiền sử bệnh lý của cô H cho thấy, cô bị bệnh dạ dày đã hơn 10 năm nay cứ hễ thấy ai mách thuốc ở đâu tốt là cô lại mua về uống để điều trị bệnh dạ dày. Tuy nhiên, bệnh không những không khỏi mà có vẻ ngày càng nặng nề hơn.

Gia đình cô H cho biết, thuốc lần này cô H mua là do một người bạn giới thiệu. Cô bạn này nói rằng thuốc do một người thầy “mát tay” bốc, nên rất “hiệu nghiệm”. Nghe quảng cáo nhiều người đã dùng rất tốt nên cô H nhờ bạn mua giúp.

“Uống thuốc thời gian đầu thấy cũng đỡ đỡ, nhưng càng về sau càng thấy mệt mỏi, chán ăn. Cô nghĩ chắc do mình có tuổi rồi nên ăn uống, hấp thụ kém. Dạo gần đây, cô cảm thấy rất mệt mỏi, vàng mắt vàng da nên mới quyết định đến phòng khám để thăm khám”. Cô H chia sẻ

Bác sĩ thực hiện khám lâm sàng kèm với các xét nghiệm và thăm dò chức năng cho thấy, men gan của cô H tăng lên rất cao. Bác sĩ đã kê đơn điều trị hạ men gan đồng thời tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt cho cô H. Sau một thời gian điều trị, kết quả là men gan của cô H đã trở lại bình thường, ăn uống ngon miệng hơn, không còn cảm giác mệt mỏi, sức khỏe ổn định.

Đọc thêm: Trào ngược dạ dày thực quản - nên khám ở đâu?

Đọc  thêm: Viêm dạ dày mạn tính nguy hiểm như thế nào?

Dù là thuốc tây hay thuốc Nam cũng cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ

Theo GS.TS Đào Văn Long - Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết “Việc sử dụng thuốc tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ khiến nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn như viêm gan cấp, suy gan cấp hoặc viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh đường mật,…”.

Thuốc Đông y, thuốc Nam cũng là thuốc và cần phải sử dụng theo đúng bệnh lý và chỉ dẫn của thầy thuốc. Vì tùy trên cơ địa và từng tình trạng bệnh lý cụ thể sẽ có những chỉ định về liều lượng và thời gian sử dụng khác nhau. Hơn nữa, một số loại cây thuốc Nam chứa những hoạt chất có thể trị bệnh được, nhưng cũng có nhiều chất không những không có tác dụng mà còn gây áp lực đào thải lên gan.

“Không những thế, có nhiều cơ sở chế biến thuốc Nam, thuốc Đông y bằng phương pháp thủ công nên chưa loại bỏ hết độc tính trong thuốc. Hoặc một số cơ sở nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng nên có thể còn tồn dư hàm lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu,…. Điều này gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng”. GS. Long chia sẻ

bệnh dạ dày, bệnh gan

Ảnh minh họa: Thuốc Nam, thuốc đông y không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan ngoài đường

Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất chui còn lạm dụng lưu huỳnh (chất bảo quản độc hại bị nghiêm cấm) xông khô để chống ẩm mốc, giúp bảo quản được lâu, điều này nguy hiểm vô cùng. Khi đi vào cơ thể chất lưu huỳnh sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tăng nguy cơ tai biến, suy gan, suy thận, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

GS.Long cũng khuyến cáo thêm “Điều trị bằng thuốc Nam cũng rất tốt, tuy nhiên người bệnh nên tới các cơ sở y tế y học cổ truyền uy tín để thăm khám và điều trị. Và một điều luôn luôn phải ghi nhớ đó là tuân theo chỉ định của bác sĩ dù là thuốc Nam hay thuốc tây. Tránh tùy tiện dùng thuốc theo lời truyền miệng kẻo “rước họa vào gan, mang bệnh vào người”.

Lời khuyên của chuyên gia

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng

Để tăng cường sức khỏe cho gan, mọi người nên ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin như A, B, C, E. Các loại vitamin này đóng vai trò như một chất chống ôxy hóa, loại trừ các chất tự do, giúp làm sạch gan, ngăn ngừa bệnh gan.

Ngoài ra, cần hạn chế ăn thực phẩm có chất kích thích cao như: đồ nóng, chiên, xào, nhiều gia vị,…

Uống nhiều nước để tăng cường thải độc ở gan.

bệnh dạ dày, bệnh gan

Ảnh minh họa: Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng

Hạn chế, hoặc từ bỏ rượu bia, đồ uống có cồn

Tiêu thụ quá nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn có thể gây tổn hại cho các tế bào gan. Theo thời gian, tổn thương gan gây tích tụ mỡ trong gan, viêm gan hoặc xơ gan…

Luyện tập thể dục thể thao, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể đốt chất béo, giúp giảm mỡ gan. Theo các chuyên gia, tập aerobic (đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội) và tập tạ có thể cải thiện chức năng gan, giúp tăng cường cơ tim, lưu lượng máu được cải thiện, tim dễ dàng chuyển máu đến gan.

Nếu bị bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Hầu hết các loại thuốc khi đi vào cơ thể sẽ được đào thải ở gan. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc không đúng cách như: uống quá liều, dùng thuốc sai hoặc kết hợp các loại khác nhau có thể gây hại cho gan. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để hạn chế tối đa áp lực cho gan.

Thăm khám bệnh định kỳ

Đừng để đến khi xuất hiện triệu chứng mới bắt đầu đi thăm khám và điều trị bởi có rất nhiều bệnh lý tiến triển âm thầm, và chúng chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

               CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

- Email: info@hoanglonghospital.vn

- Hotline: 19008904| 024 628 11 331

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong/


Register